TRẢI NGHIỆM LÀM CHA MẸ

TRẢI NGHIỆM LÀM CHA MẸ

Có vẻ như buổi diễn thuyết của chiều hôm trước 31.07 đã gây hiệu ứng tích cực một cách rõ rệt đến buổi chiều hôm sau, để mọi người bồ đàn thê tử già trẻ, trung niên…lũ lượt đến hội trường sinh hoạt GX Châu Sơn rất sớm. Đặc biệt là phái nữ, từ các chị em sồn sồn đến các bà cụ tuổi 70-80 cho đến thanh thiếu niên nữ và cả trẻ con nữa trời ạ! Không biết diễn giả NDC có cảm động không, chứ người viết thì cảm thấy, đây là một cuộc diễn thuyết thu hút được người tham dự hồ hởi phấn khởi, xưa nay chưa từng có ở GX.

H14

Và buổi chiều hôm ấy! Diễn giả Nguyễn Duy Cương một con người Bắc Kỳ, có cái giọng ngọt như mía lùi, (chỉ tiếc là âm lượng không được đầy đặn và hùng biện cho lắm!), nhưng lại có nhiều ưu điểm: khuôn mặt khả ái, con người thân thiện, tính tình vui vẻ cởi mở…Bầu khí tưng bừng của khán phòng, làm cho khuôn mặt của diễn giả vốn đã rạng rỡ lại càng thêm hưng phấn để mở hết tốc lực, tẹc ga…và hứa hẹn một buổi chiều diễn thuyết hấp dẫn lắm đây!

Tuy nhiên, diễn giả cũng không quá lạm dụng sự hưng phấn, để khởi động bằng một sự êm ả vào bài diễn giảng trong những câu chuyện tản mạn…khiến cho đôi khi không có dàn bài rõ rệt, nhưng đem lại cho người nghe cảm giác thoải mái dễ chịu, chứ không gò bó khuôn khổ.

– Con cái là tương lai của cha mẹ phải không ạ! Ai không đồng ý dơ tay lên! (Đúng quá rồi, ai dám phản đối). Có câu nói: Con cái chẳng phải của ta, (mà) Cái họa nó rước mới là của ta. Quả vậy, tâm lý của cha mẹ luôn lo sợ mọi bất trắc tai họa xẩy đến cho con cái mình, hay những thất bại của con cái trên đường đời, thi hỏng, mất việc, tù tội…mới là nỗi đau, nỗi nhục nhằn của chính cha mẹ. Và để bớt đi những bất trắc đó, chính cha mẹ phải tự học làm cha mẹ…

Có một điều không ai phủ nhận được là, con cái không có quyền được lựa chọn cha mẹ, mà chính cha mẹ lựa chọn con cái qua yêu thương vợ chồng…Vì thế cha mẹ dồn hết cho cái cho chúng đủ thứ: tiếng nói, màu da, xác thân, vật chất, cơm bánh, áo mặc, ăn học, nhà cửa tài sản…Hầu như cả cuộc đời của cha mẹ vất vả truân chuyên là để lo cho con cái được lớn lên, cây cao lá dài.

H25Nhưng môi trường lại tạo nên nếp sống của con người, vì thế mà “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Đâu phải cứ hễ con mình sinh ra là dễ dạy, nên ngày xưa có câu: “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Bây giờ dạy con kiểu đó thì con bỏ đi bụi gấp. Cha mẹ thời nay, phải biết tâm lý con cái: Tránh dọa nạt, bêu rếu, đánh đập trẻ con. Phải hiểu nghĩa tinh thần: yêu con thì phải giáo dục con cái một cách nghiêm túc, đến nơi đến chốn, chứ không buông thả dễ dãi.

Cha mẹ cũng phải biết tâm lý trẻ con, thích làm ngược lại: bảo học thì chơi, nhưng trẻ con luôn bắt chước hay mô phỏng hành động, cử chỉ của cha mẹ, thầy cô…Vì thế, cha mẹ và thầy cô đừng dạy trẻ em những gì mình không có. Hãy sống trung thực để dạy con em thành thật, không nói dối, và dạy lòng biết ơn, biết tôn trọng người khác…Ví như, bố bảo con: “hãy nói với mẹ, bố không ở nhà nghe con”. Vô tình chính bố đang dạy con nói dối đấy!

Điều quan trọng nhất là phải biết khơi gợi và định hướng cho con cái, bằng những sở thích, năng lực con cái sẵn có. Cách dạy VN và Do Thái khác nhau, khi quan niệm con cãi cha mẹ, thì nghĩ là con hư và đánh con là hoàn toàn sai. Nếu con cái không cãi cha mẹ thì nên tìm chuyên gia tâm lý mà chữa trị, vì hóa ra nó cục đất mất rồi. Con mọc răng, đau mà khóc nhè, thì thay vì dỗ dành thì lại hù dọa ông kẹ cho con nín…”. Mày có nín khóc đi cho tao ngủ không nào”, trong khi vợ đau thì chồng dỗ dành, em đau ra sao, liệu mà đi bác sĩ! Điều đó làm cho cháu bị tổn thương và tủi thân. Vì sĩ diện mà chúng ta không dám nói thật, khi con trẻ đòi mua áo quần đẹp. Thay vì bảo: “Con ơi mẹ không đủ tiền mua áo quần”, thì quát nạt “Mày hư lắm! Mày đòi mua quần áo ư, coi chừng công an bắt đó!”. Khi lớn lên đứa trẻ sẽ phát hiện ra cha mẹ dối trá với nó. Khi con cái hư thì bố bảo: con hư tại mẹ, cháu hư tại bà, mà quên rằng trách nhiệm của người cha là chính.

H17

Làm cha mẹ có phải là nghề không quý vị? Ai cũng nghĩ là không. Nhưng làm cha mẹ cũng là một cái nghề hẳn hoi, vì phải học hỏi, phải quan tâm và phải có trách nhiệm. Nhưng thông thường thì cha mẹ không được học để nuôi dạy con, không biết chăm sóc con, kể cả không biết chế độ dinh dưỡng cho con trẻ: cần ăn thức gì cho xương, cho chiều cao, cho bổ…và những thứ không nên ăn!

Xin được mach nước: Collagen là một chất dinh dưỡng rất quan trọng, có ở trong động vật: sụn, da, gân…trong thực vật chất Collagen: Bơ, mướp hương, đu đủ…Con trẻ cũng cần khoáng chất Mineral, và chất bory có trong khoai tây. Thiếu chất Bory thì thiếu nội tiết tố làm cho thân người kém nở nang và thiếu nữ thiếu xinh xắn…Và công thức Đu đủ hoặc khoai tây hầm với sụn heo sẽ có đủ chất dinh dưỡng tăng trưởng cơ thể của trẻ. Táo, Na, Chuối…có nhiều chất kali tốt cho cơ bắp được rắn khỏe…

Bình đẳng giới không có nghĩa là ăn uống cùng một chế độ như nhau, và như thế sẽ giới tính nam nữ sẽ gần giống nhau. Con gái có thể mọc nhiều lông hoặc râu, trông rất phản cảm. Con trai lại tỏ ra ẻo lã, nhớn nhác…Môi trường dạy cũng ảnh hưởng đến giới tính: thông thường từ cấp I đến cấp III đều do các giáo viên nữ dạy, nên học sinh nam mất đi nam tính rất nhiều, nên yếu ớt trong cuộc sống.

H11

Ngày nay, khoa tâm lý giới tính cho biết phái nam giảm 35% nam tính so với thời 1960. Giới tính phát triển tốt ở 36,5 độ C, vì thế những miền khí hậu nhiệt đới như VN giảm giới tính 35%, còn Châu Phi giảm 40%.

Để biết con mình có đủ Calci hay không, ta có công thức: lấy tháng tuổi trừ 4 sẽ ra số răng của con trẻ. Ví như 6 tháng – 4= 2 răng; 8 tháng tuổi – 4= 4 răng…

Về giáo dục, ở các nước tiên tiến, họ đã nuôi dạy đứa trẻ từ khi mới sinh ra, dựa trên những tiêu chí trên để phát triển Khả Năng Thích Ứng cho một đứa bé sớm: cứng cáp, tự chủ, độc lập và trưởng thành hơn là VN chúng ta. Họ có thể cầm chân đứa bé chỉ mới mấy tháng tuổi xoay vòng để tăng chiều cao. Họ có thể dìm em bé trong nước ở 18 độ C, và để cho nó tự ngụp lặn và vươn lên. Họ tập cho đứa trẻ nhận ra được lá cờ của mỗi quốc gia, khi đứa bé chỉ mới chậm chững đi lại…Với đứa trẻ mới sinh ở VN, thường vật ngửa và bó tròn con lại, nhưng ở Tây phương họ để trẻ nằm sấp, để vũng vẫy tự do, và để cho tránh cho trẻ khỏi bị óc sữa vào mũi làm nghẹt thở. 4 tháng tuổi cháu sớm biết bò, và để xương sống hoạt động…vì xương sống rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Những điều này chúng ta có thể làm được, nhưng chúng ta thiếu hiểu biết để không dám làm.

H7H26Một điều sai lầm ở giáo dục VN là cho con đi học chữ trước 5 tuổi…3,4 tuổi đã cho đi học trường mầm. Phải để con trẻ học những điều tự nhiên từ 1 đến 4 tuổi. Đó là tuổi để cha mẹ dạy những tính tốt, những gương sáng…Vào tuổi đó, trẻ con như tờ giấy trắng, bảo sao nghe vậy. Nó tin tưởng vào cha mẹ như tin thần thánh.

Những năm đầu đời là thời gian để cha mẹ gần gũi và dạy bảo con trẻ, rất thuận lợi để trẻ phát triển trí não và nhân cách.

Khai mở tiềm năng não bộ. Hình ảnh, âm thanh, cảm giác. Trong bào thai, đứa trẻ chỉ là cục thịt sống bằng cảm giác, chỉ số cảm xúc EQ. Mắt người lớn có chỉ số 10/10 thì trẻ sơ sinh chỉ là 2/10 mà thôi. Và tình trạng trẻ sống cảm giác 6 tháng sau khi ra đời…Chúng ta phải biết đối xử với cháu bằng cách âu yếm và nâng niu như cái cách của loài thú thường làm, tránh sự đùa giỡn thái quá: véo má, vỗ mông..Khi trẻ lớn lên đừng dùng văn hóa ngóa ộp để hù dọa. Phải biết tôn trọng cháu ngay từ khi con nhỏ, và không được xem thường con trẻ. Chúng ta thường thiếu tôn trọng chúng và dạy chúng những cách nhố nhăng…Tất cả những điều đó gây tổn thương và tạo cho em bé sống thiếu niềm tin vào cuộc sống. Phải dạy trẻ biết cám ơn khi nhận được quà tặng và biết nhận lỗi khi gây ra điều phiền hà đến người khác.

Cha mẹ thường áp đặt lên con cái, là phải học làm: bác sĩ, kỹ sư, ca sĩ, hoa hậu…trong khi năng lực con mình không có, hoặc không thích, chính là cha mẹ tự bắt con học cái cha mẹ muốn!

H28

Tóm lại: Chúng ta phải tâm niệm, làm cha mẹ là một cái nghề nuôi dạy con rất công phu, rất tinh tế và phải am hiểu về cách nuôi dạy cũng như cách chăm sóc con và dinh dưỡng cho con. Có thế, con cái sẽ lớn lên trong môi trường phát triển thuận lợi, nhờ đó sẽ đem lại thành quả tốt đẹp trong công cuộc nuôi dạy trẻ.

Cha mẹ phải biết rằng: người thầy dạy con tốt nhất là cha mẹ. Nuôi dạy con là đặc quyền thiêng liêng của cha mẹ, chứ không phải là khoán trắng cho nhà trường và tôn giáo. Vì con trẻ luôn tin tưởng tuyết đối vào cha mẹ, vì thế, bậc làm cha mẹ không thể phụ bạc lại lòng tin tưởng đó.

Khép lại bài diễn thuyết dài dẵng 3 tiếng…Nhưng phải khá khen diễn giả Nguyễn Duy Cương đã tạo ra một bầu khí luôn hừng hực khí thế phấn khởi cho khán trường với những thủ thuật rất đắt, khiến cho người nghe không biết chán. Phải nói diễn giả đã có một màn tung hứng với khán phòng hết sức ngoạn mục, bằng cách tận dụng hết mọi thủ thuật hùng biện: Miệng nói líu lo, thao thao bất tuyệt với những thanh âm, lúc gầm gừ như hổ, lúc hí vang tiếng ngựa, lúc thanh thót tiếng chim…

H33

Tay khua rối, vung vít lên, tưởng như một vũ công đang múa. Chân tung tăng nhảy nhót như đứa trẻ lên ba…Tất cả đã tạo hiệu ứng như một nam châm thu hút người nghe, tưởng như một nhạc trưởng, phất lên chỗ nào thì chỗ ấy rân vang tiếng cười, tiếng vỗ tay cỗ vũ ào ạt, tạo cho khán phòng một bầu khí tưng bừng sôi nổi…

Một kỷ niệm chương cho diễn giả Nguyễn Duy Cương là xứng đáng. “Hoan hô ông này một cái, hoan hô ông này, nào chúng mình hoan hô, nào ta hoan hô!!!”.

Xin cám ơn diễn giả Nguyễn Duy Cương đã đem lại một luồng gió mới, một sinh khi mới, với biết bao điều  mới lạ và bổ ích cho cộng đoàn GX, trong việc dạy dỗ con cái, đó luôn là điều trăn trở của biết bao cha mẹ.

Xin cám ơn ông đã chẳng quản ngại đường sá xa xôi, để về nơi héo lánh, trình độ thấp kém, hầu khai sáng được những điều tốt đẹp nơi GX miền quê này, với cả một tấm lòng vô vị lợi (diễn thuyết miễn phí).

H37

Nguyện xin Chúa trả công bội hậu cho ông. Cầu chúc ông luôn được dồi dào sức khỏe và an lành, để tiếp tục sứ mạng nhân bản: Khai thác tiềm năng con người.

Đó là lời cám ơn của Đoàn trưởng Tráng niên để kết thúc buổi diễn giảng.

Châu Sơn choa ghi nhận

 

Check Also

20 Năm trời cách biệt – Nguyễn Thị Hường, Thầm lặng với một cõi riêng!!!

Viết tưởng niệm cho thầy và các bạn xong… đến lượt bạn Nguyễn Thị Hường, …

Theo bạn, có nên chấp nhận HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH!!??

Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, năm 2000, nhân loại đã phải đối đầu …