XIN HÃY BAO DUNG VÀ CÔNG BẰNG

XIN HÃY BAO DUNG VÀ CÔNG BẰNG 

Bẵng đi một thời gian khá dài, dễ có đến khoảng nửa năm nay, tôi đã không “léo hánh” đến trang web Tiến Đức Châu Sơn nữa. Chẳng phải có vấn đề gì đâu, chỉ là vài điều bất cập tự thân khiến tôi chán nản không còn muốn vướng vào “bụi hồng trần” nữa. Nhưng trước đây vì đã lỡ viết loạt bài về NHÀ GIÁO LÝ & SINH HOẠT nên tôi phải trở lại tiêp tục công việc dang dở cho phải phép. Âu đó cũng là cái “nghiệp chướng” còn đeo đuổi tôi vậy.
Và vì thế tôi lại có dịp lang thang tìm và xem những bài viết trong thời gian mình vắng mặt. Theo nhận xét của tôi, trong thời gian qua trang web Tiến Đức Châu Sơn đã thay đổi và tiến bộ rất nhiều. Điều đập vào mắt mọi người là cái giao diện đã đổi hẳn: đẹp hơn, tiện dụng hơn và cũng dễ gây cảm tình hơn. Còn những người viết cũng đã xuất hiện nhiều bộ mặt sáng giá và ưu tú (tôi vẫn ao ước mọi tinh hoa của Giáo xứ đêu quy tụ về đây). Đã có những loạt bài gây không ít cảm xúc và bồi hồi của cha J.B Hồ Quang Lâm: CHÂU SƠN MỘT THOÁNG NHÌN LẠI. Đã có những phiêu lưu ký của ông Ba Bị, Cà Lăm mang đầy tính ẩn dụ và hài hước. Đã có những tác giả như Con Kiến Đen, Cả Quỷnh, Sập Từ Đường v.v…đóng góp với những bài văn ý nhị, gây nhiều cảm hứng. Tất cả đã tạo nên một trang web Tiến Đức Châu Sơn phong phú, đa dang và giá trị để có thể sánh vai với đời.
          bênh vô cảm 1Trong các bài viết đó, phần đa là những bài hay, có tính cách xây dựng và vun đăp cho xứ sở, cho dù cách đặt vấn đề mỗi người một phong cách. Vì thế trang web đã trở nên một bức tranh thổ cẩm đa sắc màu. Và có lẽ ấn tượng nhất, sâu sắc nhất và cũng gây trong tôi ít nhiều xao động. Đó là bài: BI KICH CỦA LƯƠNG TÂM CHÚNG TA. Tôi đã đọc khá kỹ bài viết này. Đây quả thật là một bài viết rất hay.Văn phong chững chạc. Lý luận vững vàng. Trình độ rất cao. Nhưng, rằng hay thì thật là hay nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào. Đọc xong thấm thía lắm nhưng đồng thời thấy nghèn nghẹn như có điều gì đó chận ngang ngực. Tôi không biết tác giả là ai? Chỉ thấy ký tên Đoàn(?) Hư Trúc nhưng tôi đoán đây chính hẩu là Châu Sơn Choa nhưng bây giờ ở viễn xứ(??). Tôi cũng có cảm nhận bạn là người có cái tâm tốt, nhiệt tình muốn quê hương xanh sạch đẹp. (Xin dừng lại một chút, ở đây tôi chỉ nói lên cảm nhận của tôi thôi, chứ không hề có ý công kích đâu nhé! Mong bạn thông cảm).Tuy nhiên, bạn nâng quan điểm lên quá trầm trọng, qua bi thảm và hơi có chút gì đó áp đặt. Ngay cái tựa đề: BI KICH CUA LƯƠNG TÂM CHÚNG TA nghe sao có vẻ thê lương ảm đạm quá, cứ như là sắp tận thế đến nơi vậy. Vẫn biết bạn thiện chí đánh động lương tâm “người Châu Sơn” (từ của bạn) nhưng là lên án chứ không bắt tay khoan nhượng. Khắt khe mà không thông cảm độ lượng.Và hình như, nhân cơ hội này, muốn đánh gục cái sĩ diện hảo của “người Châu Sơn” bấy lâu nay.
Đành rằng tôi cũng đồng ý với Hư Trúc về tình trạng xuống cấp của lớp trẻ Châu Sơn bây giờ đã không còn giữ được cái phong thái, cái cốt cách của một thời oanh oanh liệt liệt vàng son ngày xưa nữa.
Đành rằng “sikenđồ chầu lượt” tháng 7 năm ngoái đã kéo danh tiếng của Châu Sơn xuống tận đất đen.
Đành rằng những điều đó không thể tha thứ, không thể chấp nhận. Nhưng đâu phải vì thế mà phải thảng thốt kêu lên: “còn  nỗi nhục nào hơn nữa hả trời !!!”. Rồi cho rằng đây là “thời kỳ đen tối nhất”của giáo xứ. Và nhất là câu: “Giáo xứ chúng ta thâu tóm hết toàn bộ tệ nạn xã hội…..”. Có thể bạn đang kích động quá chăng? Có thể bạn đau nỗi đau bao đồng chăng?
Bạn trút giận lên “người Châu Sơn”, bắt phải gánh chịu mọi hậu quả như vậy thử hỏi có công bằng không?
bênh vô cảm 0Vâng, bạn đã lý luận rất logique, rất chặt chẽ. Bạn đã trích dẫn Albert Camus rất đúng, rất hay: “Xã hội chúng ta gây nên thảm họa thì chúng ta phải chịu trách nhiệm và phải can đảm để đối mặt giải quyết vấn đề, chứ không phải chạy trốn một cách hèn nhát”. Ở đây, theo tôi nghĩ, chúng ta liên đới chịu trách nhiệm chứ chúng ta không liên lụy. Xã hội chỉ phạt “tội đồ” chứ không phạt thân nhân tội đồ.Vã lại, “người Châu Sơn” cũng đâu hèn nhát chạy trốn.
Bạn còn cho rằng lương tâm của “người Châu Sơn” đã sơ cứng,chai lỳ mất rồi để cứ sống trong bình thản mà không hề ray rứt vò xé.Và rồi một tràng chữ VÔ bạn gắn lên “người Châu Sơn”:vô tư –vô tình- vô cảm-vô tâm-vô đạo đưc-vô nhân- vô nghĩa.
Bạn cũng còn cho rằng “người Châu Sơn” đã không ít lần “đầu độc giới trẻ bằng sự dối trá, bằng sự lấp liếm sự thật…gieo rắc những tệ nạn cờ bạc,rượu chè…”.
Bạn ví sự đầu độc của “người Châu Sơn” đối với lớp trẻ cũng giống như Ivan đầu độc Smerdiakop bằng câu: “Với sự tự do con người có thể làm bất cứ việc gì”
Đến đây thì tôi không đồng ý với bạn rồi đó. Sự so sánh này có vẻ khập khiễng, có vẻ khiên cưỡng bởi các phạm trù này làm sao có thể ngồi chung trong một chuyến đò sang sông.
Thử hỏi trên đời này có cha mẹ nào, người thân nào chủ trương đầu độc, hướng dẫn con em mình đi vào tội ác, sa vào chốn lầm than cơ chứ? Cũng chẳng ai vì một chút sĩ diện hảo mà lấp liếm sự thật rồi trốn chạy một cách hèn nhát cả. Cuộc sống của “người Châu Sơn”cũng đâu đến nỗi sa đà trụy lạc lắm. Nếu suy nghĩ như vậy có oan cho “người Châu Sơn” lắm không?
Đứng trước tình hình xuông cấp của lớp trẻ hay những sikenđồ xảy ra “người Châu Sơn” nào lại không đau lòng hả bạn. Đau còn hơn bạn tưởng tượng nữa kìa. Một nỗi đau không biết tỏ cùng ai. Nỗi đau của quýt làm cam chịu. Đau mà phải nuốt vào chịu đựng, nuốt vào mà nước mắt rưng rưng.
Thế nhưng, “người Châu Sơn” làm sao đây trong hoàn cảnh này? Phải thức tỉnh lương tâm như thế nào đây?    Người Châu Sơn bị can tội dối trá lấp liếm, hèn nhát thế thì phải minh oan làm sao đây?
Chẳng lẽ rủ nhau ra Hà Nội đến trước quảng trường Ba Đình mà gào lên: “Nhân dân ơi! Đồng bào ơi!Nghe rõ không? Châu Sơn xấu xa lắm, Châu Sơn nhục nhã lắm…”.
Chẳng lẽ, và         o chợ Bến Thành đứng giữa trời mà khóc: “Bà con ơi, người Châu Sơn đã đầu độc lớp trẻ bằng sự dối trá, bằng sự lấp liếm…”
Hay chẳng lẽ, về giáo xứ mà rung chuông đánh kẻng quy tụ bà con giáo dân đên nhà thờ mà đấm ngực “Lỗi tại tôi!Lỗi tại tôi!Lỗi tại tôi mọi đàng…”.
Ôi! “người Châu Sơn đã đau lắm rồi xin đừng xát muối nữa. Xót lắm!!!”.
Thực ra tôi không dám bao biện vì bao biện cho tội lỗi là đồng lõa với tội lỗi nhưng cũng nên thông cảm cho đám trẻ. Quả thật chúng đáng thương hơn đáng kết án. Lớp trẻ bây giờ thuộc thế hệ 8x và 9x vì hoàn cảnh, vì cuộc sống, vì giao thời giữa hai ý thức hệ nên chúng đã không được đầu tư ăn học đàng hoàng, không được lo đến nơi đến chốn về tri thức nên trình độ và sự cảm thụ chỉ giới hạn ở một mức độ nào đó. (có thể khi đọc đến đây bạn sẽ cười khẩy mà bảo: “ Nả, lại bao biện lấp liếm, lại dối trá nữa rồi!!)
Tùy bạn, nhưng hãy công bằng đừng kết án. Hãy bao dung đừng…bung dao.
NGUYỄN VĂN TRỌNG

Check Also

20 Năm trời cách biệt – Nguyễn Thị Hường, Thầm lặng với một cõi riêng!!!

Viết tưởng niệm cho thầy và các bạn xong… đến lượt bạn Nguyễn Thị Hường, …

Theo bạn, có nên chấp nhận HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH!!??

Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, năm 2000, nhân loại đã phải đối đầu …