20.5 C
Buon Ma Thuot
Thứ sáu, Tháng Một 3, 2025
More

    Giai Thoại: Chuyện Cố Ngờ và Bà Ngoét – Phần cuối

    Bây có dám đố tau thả không!??

    Hết chuyện chơi khắm nhau qua lại với bà Ngoét, cố Ngờ lại chọc khấy làng xóm…

    Ngoài Thọ Ninh ta ngày xưa, mùa nước cạn tháng 3 tháng 4 ở sông La, dân đi chài thường chèo thuyền ngược lên ngàn Trơi, Ngàn Sâu đánh cá, cả tuần mới về. Khi đi thường sửa soạn mắm muối, thịt cà, dưa muối…Cố Ngờ thường được cho đi theo, vì cố có số sát cá, cố có cái tài đánh hơi rất tinh, nơi nào cố chỉ cho đánh lưới là có cá ngay. Hai nữa là để cố đi phục vụ nấu nướng, cơm nước…

    Đến bữa, cố lục cục rửa rau, thịt, vo gạo nấu cơm…

    Một hôm, đang rửa rau thịt, cố gọi ơi ới tụi nó và bảo:

    – Tụi bay ơi! Tụi bay có dám đố tau thả miếng thịt này xuống sông không?

    Trên thuyền nghĩ cố nói đùa chứ chẳng dám đâu, nên lên tiếng thách:

    – Đố cố đấy! Đố cố đấy!!

    Tụi nó nói chưa dứt lời, cố đã giơ tay lên bảo:

    – Tụi bây đừng có thách tau làm chi. Nả, tau thả miếng thịt xuống sông rồi, chộ chưa nả.

    Thực ra, miếng thịt cố rửa trên tay đã lỡ làm rớt từ trước rồi, nên cố bèn nghĩ ra kế, để đổ thừa là, tại tụi bay thách tau mới thả. Bọn đi chài biết mắc mưu cố rồi, nên đành tiu nghỉu, để mất miếng thịt bữa trưa, mà chẳng ai trách cứ cố được.

    Bọn đi câu nghĩ cũng tiếc miếng thịt do cố làm rời, lại đồ thừa cho chúng, nên tìm kế chơi khắm lại cố Ngờ. Biết cố già nua, răng cọ rụng gần hết…Bữa đó, bọn đi chài lưới mua một lố xương heo…rồi nhờ cố hầm xương. Đến khi dọn ra ăn, cố biết mình bị bọn này chơi khắm, bèn nói: tau tuổi tác rồi răng cọ không có nữa, xương chẳng ăn được, nên xin cho tau mút chút nước ở xương. Thế là cố lấy đại lấy để cục xương ra sức mút lia lịa. Cục này xong thả xuống lấy cục khác lên liên tục. Cả bọn ngao ngán, tưởng chơi cho cố Ngờ không ăn được, ai ngờ cố chơi cái trò mút nước xong bỏ lại, ai mà ăn cho nổi trời!!??

    Bây có muốn xem của quý o Khôi Thong không??

    Ở xóm Cây Gạo, có o Khôi (Thong) đẹp người, nhưng tính tình chảnh chọe… Trai làng không đứa nào đấu khẩu lại. Bọn nó hầm hực lắm, nhưng không biết cách nào để chơi lại nó cho bỏ ghét.

    Mỗi chiều hè nóng nực, các o ở xóm trộc bến cây Gạo thường hay ra sông tắm với nhau. Ở ngoài ta ngày xưa, các o thường cởi lỗ, tắm truồng. Áo quần cắm trên một chiếc sào ở mé sông. Đó là vùng cấm, bọn con trai đàn ông không được léng phéng đến!!

    Biết bọn trẻ cay cú o Khôi nhà ta, nên cố hỏi:

    – Tụi bây có muốn xem của quý của o Khôi không?

    Coi của quý của người đẹp đứa nào chả khoái, có Thánh may ra không thích, chứ người trần ai không thích, mới là chuyện lạ!!! Cả bọn nhao lên chịu liền.

    – Muốn thế thì tụi bây phải nghe lời tau: từ xa hãy chèo ghe thật nhanh đến giữa đám các o đang tắm. Khi nào tau hô bát, thì rẽ phải, hô cạy thì rẽ trái nghe chưa.

    Bọn trai khoái trá, ra sức chèo ghe lướt tới đám con gái. Bất ngờ cố hô:

    – Bát!!!

    Ghe đâm thẳng vào o Khôi, rồi lại hô: “cạy” rẽ sang bên, khiến o Khôi tránh không kịp. Cố Ngờ nhao người ra, bế o Khôi lên ghe, rồi oát nạt bọn con trai:

    – Tụi bây lái cái kiểu chi lạ rứa, chút nữa thì đâm chết con người ta rồi, may tau lanh tay vớt lên ghe được.

    Gớm mà o Khôi nhà ta rầy hết chỗ nói, ngượng tím người. “Da thịt trời ơi trắng rợn người!!! Chẹm em lông mướt ngó mê tơi”. Bọn con trai được một bữa rửa mắt đã sèm (thèm)…

    Mẹ o Khôi biết chuyện cố Ngờ chơi đểu, bêu cái của quý con gái mình giữa trai làng thì căm lắm! Cố ngờ vẫn thường mua chịu rượu, thuốc lào nhà bà Thong, nên vì thế, đi đâu gặp bà cũng bị đòi nợ giữa làng xóm làm mất mặt cố Ngờ! Bà Thong hả dạ lắm, vì làm nhục được cố  giữa đám đông. Còn cố Ngờ thì kẹt tiền, chưa trả được nên ngậm bồ hòn làm ngọt vậy.

    Trả nợ không dám lấy, thế mới đau chứ!

    Bữa nọ, cố Ngờ bận một bộ quần áo trắng tinh, miệng nhai trầu nhóp nhép. Đi đám cưới về ngang qua ngõ bà Thong, cố kêu bà Thong ra để trả nợ. Bà Thong nghĩ chắc phen này lấy được nợ đây. Cố vàu miếng trầu đỏ cả hai tay, rồi bảo bà Thoong:

    – Tay tui bả trầu đỏ cả, làm ơn nhờ bà văn nơi lưng quần, tiền đó để trả cho bà, kẻo để lâu làm phiền bà quá!

    Bà Thong tưởng bở, nghĩ phen này chắc mẩm lấy được nợ của cố Ngờ. Ai dè, khi vừa loay xoay văn nơi lưng quần, thì quần tụt xuống, lòi cả cái củ từ thù lù ra đó. Bà Thong nhìn thấy củ từ thòng lòng, ngượng quá, bỏ chạy mất dép.

    Cố nói vọi theo:

    – Này nha, tui đã có lòng trả nợ cho bà, mà bà không lấy, lần sau đừng đòi tui nữa!

    Trả nợ mà không dám lấy mới đau chứ!!!

    Tụi bây muốn coi chẹm các o không?

    Cả bọn trai làng nghe cố Ngờ nói thế thì hồ hởi phấn khởi, giơ cả hai tay đồng ý. Gớm, mà của lạ hiếm quý thế ai mà không sèm coi kia chứ!! Cố Ngờ mới nhỏ to với đám trai làng: cứ làm theo như ri, như ri…

    Hôm đó. Khi bóng xế chiều lấp loáng mầu vàng nhạt trôi dạt trên sông…cũng là lúc các o nhà ta ra tắm sông. Bỗng đâu có tiếng trống đánh tùng tùng vang dội trên một chiếc ghe neo đậu giữa dòng sông khu vực Yên Phú. Các o nghe thế thì hiếu kỳ, nhao nhác hỏi nhau: không biết có lễ hội chi đây mà đánh trống giữa dòng sông?? Cả bọn các o đều chăm chú hướng về nơi tiếng trống đánh…Biết thế, nhưng đâu có o nào dám lội lại gần; Bởi thân người đánh phỗng như thế, cho thêm tiền cũng không o mô dám…

    Trống đánh được một lúc rồi ngừng…rồi lại đánh, như khích thích trí tò mò của các o. Trời chập choạng túi, trống ngừng đánh, cũng là lúc các o vãn tắm về nhà. Nhưng khi các o bơi lại sào để lấy quần áo thì, hỡi ơi! cây sào biến đâu mất! Các o lo lắm, vì không biết đứa mô chơi ác thế! Không có quần áo mặc làm sao dám lên bờ đây…Nhưng chẳng lẽ lại cứ ngâm mình ở dưới sông mãi như thế này. Bỗng có o reo lên: Bây ơi! Quần áo của bọn ta, đứa mô rãi trên bờ đó kìa!! Nói thế, chứ chưa đứa nào dám lên, vị sợ ai chộ thì rầy lắm! Tụi nó chơi ác thật, nếu nó bỏ lại một nơi thì chỉ cần một đứa liều gan lên lấy xuống cho cả bọn là ổn ngay. Đàng này, tụi nó lại rãi rác mỗi nơi mỗi cái. Cũng may, khi đó trên bờ vắng người, không còn ai nữa. Bí quá, các o làm liều, cho dù thân mình lỗ lõa. Thế là các o vội nhanh chóng lấy áo quần mặc vào…

    Bỗng đâu, từ trên cây Ngô đồng, đồng loạt hô hê lên:

    – Bà con ơi! Mau lên! Ra mà coi của quý của mấy o nhà ta. Lêu lêu lêu, xấu hổ chưa tề!!!

    Trời ạ! Cả một đám tiên nga trắng phau phô diễn cái “Rõ màu trong ngọc trắng ngà – Rành rành sẵn đúc một Tòa Thiên Nhiên! Ai mà ngoảnh mặt làm ngơ cho nổi trời!!!

    Bọn con gái thấy thế, ngượng đỏ chín mặt. Mặc vội áo quần vào và tẩu về nhà ngay. Đứa nào đứa nấy mặt cắt không ra giọt máu. Phần thì xấu hổ, phần thì tức tối, vì để bọn trai làng xem của quý của mình thì còn gì là đời con gái nữa kia chứ!!

    Còn bọn trai làng thì hả hê vui mừng quá đỗi, vì được dịp rửa mắt vô cùng thỏa lòng. Nhưng cũng phải cám ơn cố Ngờ bày trò…

    Số là cố dàn xếp cho một đứa đưa ghe ra đánh trống giữa dòng sông, để gây chú ý và thu hút mấy o hướng về nơi đó. Thế là cho một đứa bơi ra lấy quần áo của các o lên, rãi trên bờ cách xa để từng o phải đi lấy mà mặc vào. Phía bên cánh con trai, bố trí leo lên cây Ngô đồng để khi các o vô bờ thì nhìn thỏa thích.

    Còn rất nhiều chuyện chọc khuấy trêu ong chọc rắn của cố Ngờ mà có thể cố Kỳ Tương không nhớ hết đề kể ra đây. Hoặc như có những chuyện nhạy cảm và dung tục mà cố Kỳ Tương không tiện kể ra… Người viết cũng xin được cám ơn cố Kỳ Tương đã cung cấp chuyện kể này.

    Khép lại giai thoại cố Ngờ và bà Ngoét, để thấy dân gian tuy không học hành bậc này bậc nọ, nhưng những trò nghịch khuấy thì không thiếu, chứ không phải chỉ có Chí Phèo văn học của làng Vũ Đại ngày ấy đâu.

    Ba Bàu Tui

    Bình luận

    Bài liên quan

    Thông báo

    Chúng tôi vừa nâng cấp phần mềm lõi của website nên lượt xem của một số bài viết có thể hiển thị sai.

    Thời tiết bây giờ tại Châu Sơn

    Buon Ma Thuot
    overcast clouds
    20.5 ° C
    20.5 °
    20.5 °
    83 %
    2.6kmh
    100 %
    T5
    21 °
    T6
    25 °
    T7
    26 °
    CN
    28 °
    T2
    27 °

    Chuyên mục chính

    Bài mới