Nếu phải chọn lựa, giữa giết 1 người hay giết 5 người, bạn chọn bên nào!!??

Tình cờ, tôi được nghe cuộc  mạn đàm giữa nhà báo Phan Đăng và nhà báo Thùy Minh trên You Tube. Trong đó, nhà báo Phan Đăng đặt ra một tình huống hết sức nghiệt ngã cho Thùy Minh phải lựa chọn. Theo tôi, đây là một câu hỏi hóc búa và hết sức thú vị.

Nhà báo Phan Đăng kể về cuốn sách “39 câu hỏi cho người trẻ” đã được xuất bản gần 10 ngàn ấn phẩm. Trong đó có câu chuyện phải chọn lựa: một chiếc tàu lửa đang chạy tốc hành đến một ngã rẽ, một bên có 1 người đang ở trên ngã rẽ phải và bên đường ray chạy thẳng có 5 người đang ở đó. Tất cả đều nằm trong thập tử nhất sinh của chiếc xe lửa đang lao tới.

– Vậy, theo chị Thùy Minh, chị sẽ bẻ ghi xe lửa sang bên nào? Bên 1 người hay bên 5 người??

– Tất nhiên là bên 1 người. Trong đạo đức, giữa hai cái xấu bắt buộc phải lựa chọn, hãy chọn cái ít xấu hơn.

Nhưng Phan Đăng lại đáo để hơn để đưa ra một câu hỏi cực kỳ nghiệt ngã:

– Nhưng nếu bên 1 người là chồng chị, chị sẽ chọn bên nào??

Kể ra Phan Đăng đưa ra một sự lựa chọn hết sức cân não: một bên là 5 người và một bên là chồng mình. Xem ra cũng thật khó có câu trả lời. Suy nghĩ một lúc rồi Thùy Minh trả lời:

– Tôi vẫn chọn bên 1 người và giữ 5 người.

– Thế chị đang tay giết chồng chị ạ!!??

Một tình huống quá khó để phải trả lời. Giết chết 5 người để cứu lấy chồng mình, vì cảm tính tình thân người chồng là sự chọn lựa thường tình trong cuộc sống. Nhưng về mặt đạo đức, chỉ vì vị kỷ cho chồng mình sống mà giết chết 5 người, liệu lương tâm bạn có yên ổn không??

Ngẫm nghĩ một lúc rồi Thùy Minh đưa ra câu trả lời:

– Tôi vẫn chọn thế! Có thể trong thực tế, khi sự việc xảy ra chưa chắc tôi đã chọn 5 để giết 1. Nhưng nếu trong suy nghĩ tôi vẫn chọn bỏ 1 giữ 5 mạng người. Vì 5 mạng người phải lớn hơn một mạng người chứ!

Phan Đăng lại đưa ra một câu hỏi còn gai góc hơn trước:

– Thế bên 1 người là con chị thì chị sẽ chọn bên nào??

Đến lúc này thì Thùy Minh phải suy nghĩ rất lung, vì đối với người phụ nữ, việc bỏ chồng tuy khó, nhưng còn dễ hơn việc bỏ con, vì con, nó là xương thịt của mình, làm sao để bỏ nó cho đành được. Cuối cùng Thùy Minh cũng chọn:

– Bỏ 1 giữ 5!!

Lại thêm một câu lên án việc chọn 5 bỏ 1 của Phan Đăng hết sức cay nghiệt:

– Một người mà dám giết bỏ mạng sống chồng và ngày đến cả con mình, tưởng còn thương yêu ai được nữa đây!!??

– Nhưng nếu giết chết 5 người thì còn đem đến sự tổn thất lớn lao hơn nữa, vì năm người đó có thể là 5 người con, 5 người chồng, 5 người cha của các gia đình, sẽ gây hậu quả tang tóc khổ đau cho 5 gia đình. Đôi khi cuộc sống phải biết hy sinh cái tình riêng để cứu lấy cái tình chung lớn lao hơn trong cuộc sống.

Nhà báo Phan Đăng vỗ tay khen:

– Xin hoan hô chị!! Chị quả thật là một người phụ nữ mạnh mẽ để đưa ra một quyết định hết sức quả cảm.

– Đó là trường hợp giả định. Rất may, tôi còn có được sự lựa chọn giống theo ý của anh, chứ trong thực tế, chắc gì tôi đã có được sự chọn lựa như thế!!

– Nhưng dù sao đi nữa, sự lựa chọn của chị cũng mang tính trực giác hơn là suy luận.

Trên đây là 3 câu hỏi giả định mà nhà báo Phan Đăng đưa ra để thử thách nhà báo Thùy Minh. Thực ra thì cách lựa chọn trên đây của Thùy Minh chưa chắc đã phù hợp với hết mọi người. Và cách hành xử thì tùy theo mọi người mọi cách, chứ không thể đúng sai trong sự lựa chọn này.

Các bạn thấy chưa, trong cuộc sống với những tình huống hết sức eo le, nhạy cảm mà bắt buộc phải lựa chọn, thật không đơn giản và dễ dàng một chút nào phải không các bạn.

Sự lựa chọn của bạn trong những trường hợp đó, thường được phát xuất từ trực giác của cái tâm đạo đức mà bạn đã chất chứa sẵn trong lòng để nó trở thành bản ngã, khi đó cho bạn một sự lựa chọn cần thiết.

Nếu là người Công giáo, chúng ta sẽ lựa chọn ra sao???

Xin thưa điều này quá khó!! Trộm nghĩ, lúc này mới cần đến sự phán đoán của lương tâm chúng ta. Tình huống đưa ra trong giây phút cấp bách và sự đột ngột như thế, tưởng chỉ có thể tùy theo cách phán xử của lương tâm mà thôi. Và điều này không thể có sự phán xét của đạo đức tôn giáo nào ở đây cả. Bởi muốn làm nên sự tội, cần phải có điều kiện của một sự tỉnh táo và có thời gian phán đoán nhất định.

Và, nếu bạn chọn bất kỳ một cách nào, cũng thật khó có thể để trách cứ và luận tội bạn được!!!

Người ghi nhận

Check Also

20 Năm trời cách biệt – Nguyễn Thị Hường, Thầm lặng với một cõi riêng!!!

Viết tưởng niệm cho thầy và các bạn xong… đến lượt bạn Nguyễn Thị Hường, …

Theo bạn, có nên chấp nhận HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH!!??

Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, năm 2000, nhân loại đã phải đối đầu …