Câu Slogan trước cổng nhà thờ GX: Chào hạnh phúc khi đến – Chúc bình an lúc đi

Có vẻ như dân FB được đà khi bình luận câu: Đem Chúa vào đời!!! để lấn sang hai câu khẩu hiệu được ghi trên hai phiến đá đặt trước cổng nhà thờ GX Châu Sơn: Chào hạnh phúc khi đến – Chúc bình an lúc đi!!

Lần nọ, trong một ấm nước mới…các lão nông tri điền đã xôn xao với hai câu trên để “oanh tạc” không tiếc lời:

– Sao lại chào hạnh phúc khi đến?? Câu này nghe hơi khác thường đấy nha??

– Thông thường thì câu đầu tiên khi đến một nơi nào, người ta thường viết lời: Chào mừng quý khách khi đến…(Welcome…) Chứ ai lại chào hạnh phúc khi đến…Lời đầu tiên phải luôn là lời chào đón quý khách…Chứ chưa biết “đầu cua tai nheo” chi lại chúc hạnh phúc!!??

– Chào hạnh phúc khi đến cũng được chứ có sao đâu!! Câu này xét về ngữ pháp có gì sai trái đâu.

– Sao lại không sai, thông thường lời đón tiếp khách ban đầu phải là: chào mừng nồng nhiệt hay hân hoan chào đón quý khách là, ý nói lên tấm lòng đón tiếp nồng hậu của chủ nhà….Không ai mở lời đầu lại chào hạnh phúc bao giờ. Bởi người ta chỉ chúc cho quý khách hạnh phúc, chứ không ai chào hạnh phúc…

– Theo tôi thì cũng không sao, vì ngôn từ VN ta phân biệt từ chào với chúc chứ người nước ngoài, từ chúc với chào cũng chẳng khác nhau.

– Sao lại đánh đồng được: welcome (chào mừng) vẫn khác Wish (Cầu chúc) chứ! Có thể nói, câu chào mừng giống như cái bắt tay ban đầu…thay cho lời chào. Chưa ai lại chào đón người khách mà lại xác định hạnh phúc cho người khác.

– Theo tôi thì, chào hạnh phúc khi đến, có thể nghe chưa quen tai, nhưng câu này hàm súc ý nghĩa: Mong mọi người đến đây được hạnh phúc, thế cũng tốt thôi.

– Từ “mong” này phân tích ra cũng là wish ấy mà!

– Tôi nghĩ, hai câu trên đối nhau rất chuẩn: Chào với Chúc. Hạnh phúc với An bình. Khi đến với Lúc đi… Từ hạnh phúc và bình an là hai tính từ chỉ trạng thái tâm lý của con người…Không trùng lặp, xem ra câu đối chuẩn không chê chỗ nào được…

Còn câu sau: Chúc bình an lúc đi, thì sao??

– Quá chuẩn! Ra đi bình an, là câu chúc của chủ tế sau mỗi thánh lễ…tưởng không có câu nào chuẩn hơn được.

Bia miệng người đời là thế đấy! Giống như đem cày ra đẻo giữa ngã ba đường thì không tránh khỏi lời góp ý khen chê…; bởi chín người mười ý, không làm sao mà thỏa mãn được cho hết mọi người. Phải chi, hai câu trên được trích dịch từ nguồn của một danh nhân nào đó…, thì có lẽ, nếu có sai mười mươi cũng không ai tranh cãi.

Vì thế, khi đưa một câu nào ra trước công luận, phải hết sức thận trọng, tốt nhất là nên trích dịch những câu đã có sẵn của một văn hào, danh nhân nào đó thì, dường như không ai bắt bẻ đúng sai, vì đã có điểm tựa vững vàng rồi.

Thiện Tâm

Check Also

20 Năm trời cách biệt – Nguyễn Thị Hường, Thầm lặng với một cõi riêng!!!

Viết tưởng niệm cho thầy và các bạn xong… đến lượt bạn Nguyễn Thị Hường, …

Theo bạn, có nên chấp nhận HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH!!??

Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, năm 2000, nhân loại đã phải đối đầu …