Những điều trông thấy mà đau cái đầu
Trời đã lập đông, cái se se lạnh ùa về, trong sự tĩnh lặng của sáng sớm tinh mơ, sục sôi vội vã của một ngày mùa bận rộn bắt đầu!
Cứ như mọi năm Tây Nguyên thời tiết chuyển mùa không có gì lạ, nhưng sáng nay Con kiến Đen thức dậy thấy bầu trời dày đặc một màn sương mù, nhưng xem kỹ ra thì không phải là sương mù mà là khói từ các lò sấy cà phê!!!
Người dân tây nguyên sống chủ yếu nhờ hai cây công nghiệp chính mà ai cũng biết đó là cà phê và tiêu. Ngày xưa, đất rộng người thưa cà phê lại ít, mọi người thu hoạch về chủ yếu là phơi trái, nên nhà nào cũng có những cái sân phơi to đùng, ngoài ra còn san ở những góc vườn còn lại để trải bạt phơi thêm khi rộ mùa. Những thập niên gần đây theo lẽ tự nhiên của sự phát triển, con cái lớn lên lập gia đình, cần có căn hộ riêng, cha mẹ đành phải cắt chia cho con làm nhà bên cạnh mình.
Từ lô vườn dt 1000m2 nay chỉ còn 300m2 hay 200m2 . Sân phơi đã thành nhà ở buộc người ta phải xây dựng lò sấy . Đa số ở đây là lò sấy thủ công tự học lẫn nhau và làm lấy, đốt bằng củi hoặc bằng vỏ cà phê. Có nhiều lò làm đúng kỹ thuật sấy rất nhanh và hiệu quả. Đây là xu hướng tất yếu mà nhu cầu trong tương lai ai cũng phải hướng tới, và dự kiến là khoảng 3 nhà 1 lò sấy! Bạn thử tưởng tượng nếu khoảng 500 lò cùng lúc hoạt động thì mức độ khói và sự tác hại của khói đó đối với sức khỏe của những người sống chung quanh như thế nào!!!.
Như chúng ta thấy, cứ hễ chuyển mùa là mật độ người ốm tăng lên gấp từ 5 đến 10 lần so với thông thường. Chủ yếu là ho, viêm họng, sổ mũi. Rất tội cho những người già và trẻ sơ sinh, thật xót xa khi thấy những cụ cứ ôm ngực ho mà uống thuốc mãi mà không bớt, hoặc những bé sơ sinh mới mấy tháng tuổi ho rũ rượi như ho gà.!!! Nguyên nhân có lẽ ai cũng biết nhưng chưa có thể khắc phục được. Con Kiến Đen không dám phê phán hoặc chỉ trích ai vì đây là nhu cầu sản xuất của mọi người, và ai cũng như ai. Vấn đề ở đây là phải giải quyết thế nào để tìm ra một biện pháp tối ưu để giảm thiểu ô nhiễm. Có thể sau này một nhà khoa học hay một nông dân giỏi nào đó sẽ sáng chế ra một kiểu lò sấy đạt hiệu quả không ô nhiễm môi trường, khói bụi, có thể lắm chứ, vì như mới đây Thái Lan đã sản xuất được một loại máy đốt rác mà không có khói bụi không ô nhiễm, không dùng nhiên liệu, điện, than, lý tưởng chưa? Như thế thì mơ ước của mình cũng dễ thành hiện thực lắm chứ!!
Ngày xưa các cụ “thất thập cổ lai hy” vẫn còn lao động rất tốt, so với ngày nay giới trẻ và trung niên bây giờ xuống cấp trầm trọng, cỡ tuổi ngũ tuần là đã phải nghỉ hưu, xương cốt kêu lóc cóc, đau nhức ê ẩm, tóc bạc như cụ già, trung niên cũng như phụ nữ tóc nhuộm là chủ yếu, mà ăn uống có thiếu gì đâu, sữa đủ các loại, nước uống tinh khiết, gạo chất lượng cao, thịt chả cá giò… ăn yếu như mèo, mắc mưa một cái thì run như mèo ướt nước, sức chịu đựng và đề kháng kém cỏi!! Còn các cụ hồi xưa làm việc bây giờ kể lại thật khó tin. Ngày làm việc đồng áng về tối lại tranh thủ đánh tranh, đúc gạch để làm nhà . Gỗ thì vào rừng tự cưa xong thồ về bằng xe đạp, mà thồ có ít ỏi gì đâu 4 cái cột 20 vuông dài 5m. Còn đi cày hoặc đi bừa rẫy ruộng thì tay dắt bò, vai vác cày đi 3 đến 4 cây số, cày xong lại vác cày dắt bò về. Các mẹ các chị thì đôi gánh luôn kĩu kịt trên vai đủ thứ hàng cơm nước, giống má… nhẹ thì cơm một đầu con một đầu …lúc về thì gánh gồng nông sản…bản thân Con Kiến Đen cũng đã từng cuốc ruộng đêm trăng để cho mát !!!
Đã tới giờ cơm tôi không muốn bị vợ con coi là người trịch thượng, bữa cơm cứ phải mời lần này lần khác. Thế các bạn nhé, xin hẹn gặp lại các bạn trang sau…
Con Kiến Đen
Đây là một vấn nạn chung cho Châu Sơn chúng ta…Chẳng ai muốn gây ô nhiễm môi trường cho nhau đâu, nhưng gặp thế bí mà đành phải bí thế! Rất mong bà con chúng ta ý thức hơn trong việc sấy, xay cà…để giảm thiếu việc ô nhiễm môi trường. Có được như thế, lo gì mà không sống thọ đến 120 tuổi…hơn các cụ ngày xưa chứ lị!!
Bài viết phản ảnh hiện thực xã hội. kịp thời lắm thay !
Thiển nghĩ :
Chờ cho đến khi có cái máy như của Thái Lan, e lúc đó dân Châu Sơn chỉ sống thọ 50 tuổi là cùng ! Có lẽ mấy ông giỏi sáng chế ở Châu Sơn làm sao để chế ra cái máy vừa hái cà phê, vừa sấy, vừa xay, và vừa …. rang, cho ra gói thành phẩm luôn. Hhahahaha. Lúc đó Châu Sơn mới thực sự số một.
Nếu chưa đạt được mức đó, yêu cầu đưa máy sấy ra khỏi khu dân cư, lắp đặt ở trong rãy. Bà con chịu khó mỗi năm cắt cử người ở lại rẫy một hai tháng để lo sấy cho xong, sau đó đưa máy về. Nếu làm như thế, dân Châu Sơn giúp cho môi trường được lành mạnh, không bị ô nhiễm – vốn là công việc và trách nhiệm của chính quyền – nên bắt buộc chính quyền hỗ trợ 50% kinh phí lắp đặt máy sấy. hahahaha !
Người dân mình phải tự giải quyết cho dân mình. Xay cà về đêm cũng là lúc đỡ ô nhiễm. Đúng là chờ máy như Thái Lan chắc không còn ai nữa quá! Nên có sự đột phá như ý kiến của bạn Paroussia chứ mà chờ nhau để giải quyết thì biết đến khi nào đây!