Trước đây, khi nói về Châu Sơn, người ta hiểu rằng: Đây là một giáo xứ toàn tòng người Công giáo. Còn bây giờ, danh xưng “Châu Sơn, GX toàn tòng” này đã không còn nữa.
Thử ngược dòng thời gian để biết rằng, danh xưng này đã mất đi từ bao lâu rồi.
Năm 1955 người dân ta xuất phát từ Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc giáo phận Vinh, di cư tản mạn vào Xuân Trường, Mường Mán, Đa Lạt, La Di…
Sau đó, năm 1956 mới đổ bộ lên Ban Mê Thuột, một cộng đồng mà đại đa số dân cư thuộc hai Giáo xứ lớn là Thọ Ninh và Đông Tràng, còn lại là thiểu số quy tụ từ các Giáo xứ và Giáo họ khác như Kẻ Tùng, Yên Phú, Kẻ Mui, Nam Ngạn, Làng Vực, Nghi Lộc, Cầu Khóng, Tiếp Võ, Nghĩa Yên, Yên Bài, Vạn Lộc, Yên Lịnh, Tràng Nứa… thuộc địa bàn hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An lên đường lìa nơi chôn nhau cắt rốn di cư vào Nam với nguyện vọng xây dựng kinh tế và ổn định đời sống tinh thần. Họ đành đoạn bỏ lại tất cả nhà cửa, đất đai, ruộng vườn và nơi thờ tự tổ tiên để ra đi. (Trích Tư liệu Lược sử Hình thành GX Châu Sơn 2008).
Khi mới thành lập năm 1956, giáo xứ có 227 gia đình và 928 nhân danh. Hiện nay, Chính xứ Châu Sơn có 5.923 giáo dân. (Trích Tư liệu Lược sử Hình thành GX Châu Sơn 2008).
Sau năm 75, vì hoàn cảnh chính trị, kinh tế…con số “nhập cư” vào GX Châu Sơn được bồi đắp thêm các gia đình ông bà: Long, Hoa, Bắc, Lập…Đến thập niên 90 con số “nhập cư” Châu Sơn lại thêm vào những người con dân Nghệ Tĩnh vào lập gia đình như các ông: Thiện, Phương, An, Hán, Đức, Luận, Anh, Hữu, Phương (Cửu), Hạnh, Trường, Tông…Những con số “nhập cư” từ sau 75 và năm 90 không được gọi là “xâm nhập mặn” vào Châu Sơn, vì họ có cùng nguồn gốc giáo phận Vinh, cùng nếp sống phong tục và cùng đồng hương đồng khói với người dân di cư Châu Sơn năm 1955…
Trong bài viết này, chúng tôi dùng từ những “cư dân lạ” “xâm nhập mặn” vào GX Châu Sơn không hàm chứa một ẩn ý xấu nào về họ, nhưng là để chỉ những gia đình ở trong “lãnh địa Châu Sơn”, không cùng tôn giáo, không cùng tập quán, giọng nói…Họ sống chung trong một làng Châu Sơn, nhưng không cùng hòa đồng với nếp sống của người Châu Sơn…
Có lẽ, nhập khẩu Châu Sơn sớm nhất khoảng (2010) là hai hộ ở cuối đường E nối dài nhà có dàn cây hoa giấy hai màu: trắng và hồng ở gần ngõ ra đường Vành đai gần nhà ông Tuyển (Thảo).
Tiếp theo, cuối ngõ cụt đường E còn có thêm 7 hộ sống biệt lập và xây dựng nhà cửa như chung cư (2018).
Theo đường E trở lên, còn có 5 hộ xâm nhập mới đây năm 2019. Những căn nhà mê này xây rất bài bản như một chung cư cao cấp có đủ mọi phương tiện hiện đại trong nhà…
Dọc theo đường Tỉnh lộ HỂM 64, có một số hộ lập thành một xóm nhỏ khoảng độ 10 nhà. Ở đây có đủ các thành phần đảng viên: Nha sĩ, Công An, Viên chức…(2012).
HẺM 3 đường Tỉnh Lộ 5 cũng đang thành hình một xóm nhỏ có chừng gần 10 gia đình. Con đường vào khu vực ông thôn phó Mai Sĩ Hạnh…Hiện nay một số căn hộ đang được xây cất…
Ngoài ra còn một số “cư dân lạ xâm nhập mặn” khác ở rãi rác trong GX Châu Sơn. Ví như hộ mua đất của ông ĐQK làm nhà ở đường K thôn 3.
Hộ mua vườn ông Tịnh (Chết) làm nhà ở đường C thôn 2…Tiệm hớt tóc Tý mua đất bà Nghị ở đường Tỉnh Lộ thôn 2…Hộ mua nhà bà Lý (Long) đường tỉnh lộ đầu đường D…Hiệu thuốc tây Ngọc Diễm…Tôn Đại Lộc, Ông bà Hòa (Đen)…Vườn Ươm cây Lâm Vỹ…
Và phải kể đến trên đường vành đai 10.3 có tiệm cầm đồChâu Sơn, Tiệm buôn MaKiTa…Ngân Hàng Kiên Long. Cơ sở gạch Đồng Tâm…Ngoài ra còn một số hộ khác mà chúng tôi còn bỏ sót…
Tất cả những “cư dân lạ xâm nhập mặn” này đã và đang là một thành phần trong GX Châu Sơn. Họ không có cùng một tôn giáo, không cùng nếp sống…Họ sống độc lập tách biệt với người làng, giống như nước sông không phạm nước giếng. Tuy nhiên họ cũng tôn trọng nếp sống của người dân ta, và chưa gây một sự xáo trộn về đời sống tôn giáo và sinh hoạt của chúng ta, ví như khi các toán đọc kinh họ không ăn nhậu mở nhạc lớn om sòm…
Có lẽ, điều chúng ta mong muốn họ sống hòa đồng vào sinh hoạt của người dân Châu Sơn như tham gia “ấm nước mới”… là hơi bị khó, vì họ không có được sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” bảo sao họ có thể hòa nhập được.
Hiện nay, những “cư dân lạ xâm nhập mặn” này là đã và đang một thực thể hiện hữu trong GX chúng ta rồi. Và dẫu muốn dẫu không thì người dân Châu Sơn chúng ta cũng phải chấp nhận họ như một thành phần trong GX. Có một điều là, liệu khi có “chuyện hậu sự”, thi thể họ sẽ phải tống táng ở đâu đây??? Nghĩa trang “Đất Thánh” GX Châu Sơn, có lẽ không là nơi “một cõi đi về” của họ rồi.
Một điều nữa là, họ chưa làm điều “phải quấy” với chúng ta, thì chúng ta cũng nên tôn trọng cuộc sống cách biệt của họ. Điều quan trọng hơn hết là, với một GX Công giáo chúng ta phải sống thể hiện tinh thần “chứng nhân”, mỗi người là một Kitô hữu, để ngõ hầu gương sáng của chúng ta chiếu soi đến họ…chứ đừng để họ thấy những điều nhiễu nhương xấu xa nơi chúng ta để họ đánh giá: “Châu Sơn GX toàn tòng mà như vậy ư???”
Châu Sơn choa.
Hình ảnh Đình Hy Ban Thời Sự TĐCS