HIẾN LỄ TẠ ƠN»(EUSCHARISTIE)
HAY THÁNH LỄ (MESSE)?
Hỏi: Trước đây, con được dạy là đi xem lễ, rồi tham dự Thánh Lễ. Rồi bây giờ lại nghe các cha nói là «hiến lễ tạ ơn». Vậy con phải dùng từ nào mới chính xác
Đáp: Từ ngữ «Hiến lễ tạ ơn» dịch từ nguyên ngữ Hy lạp «eucharistein» (tiếng Pháp là Eucharistie, và từ gần 20 năm nay chúng ta thấy thường dùng từ Eucharistie hay liturgie eucharistique = Phụng vụ tạ ơn thay cho từ Thánh lễ = Messe). Từ Eucharistein có nghĩa là hành động tạ ơn, ca tụng và vui mừng. Đây là một trong những từ xưa cổ nhất chỉ định bữa tiệc tạ ơn của người Kitô hữu. Đó là mục đích đầu tiên họ tụ họp lại để tưởng nhớ việc Thiên Chúa làm cho ta trong Chúa Giêsu Kitô và tạ ơn Ngài về việc ấy. Từ «hiến lễ tạ ơn» vì thế mang nhiều ý nghĩa đặc trưng hơn từ «Thánh Lễ». Từ ngữ «Thánh lễ» đơn giản đến từ cụm từ bằng tiếng La tinh «Acta missa, ite in pace» = những điều chúng ta làm đã hoàn thành, hãy ra về bằng an». Và từ thế kỷ thứ VI cụm từ «missa est = hành động đã hoàn thành» được chứng nhận như công thức giải tán kết thúc Thánh lễ; và hôm nay động tính từ (participe) missa trở thành danh từ chung là «La messe = Thánh Lễ».Giáo Hội dùng từ này trở lại bằng nhiều cách. Chúng ta đều biết chẳng hạn như Thánh Lễ thường chia làm hai phần chính: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. Phần Phụng vụ Lời Chúa bao gồm hai bài đọc, chen ở giữa bằng 1 Thánh Vịnh, bài Ha-lê-lui-a, rồi đến bài Tin Mừng kèm theo Bài giảng, và Phụng vụ Lời Chúa kết thúc với lời nguyện cho mọi người. Bài đọc 1 được trích ra từ Cựu ước; còn bài đọc 2 trích ra từ các sách Tân ước.
Riêng Phụng vụ thánh Thể được bắt đầu bằng phần Tiến lễ và kết thúc với lời nguyện Hiệp lễ. Ngoài ra trong phần Phụng vụ Thánh Thể, cha chủ tế có đọc một kinh nguyện dài, mà trong kinh này kể lại việc thiết lập «Hiến lễ tạ ơn». Kinh này được gọi là «Kinh Nguyện Thánh Thể». Bản Kinh Tạ ơn được khởi đầu bằng câu của Cha chủ tế: «Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta»; và cộng đoàn đáp: «Thật là chính đáng.» Kinh nguyện Thánh thể cũng thường bao gồm tất cả bảy phần như sau:
– Lời tiền tụng: Linh mục chủ tế tạ ơn Thiên Chúa Cha về công trình cứu độ.
– Lời cầu xin Chúa Thánh Thần cũng còn gọi là Epiclesis: Cha chủ tế xin Thiên Chúa Cha gửi Chúa Thánh thần xuống trên của Lễ đang được tiến dâng.
– Bài tường thuật lập bí tích Thánh thể và phần hiến thánh: Bằng sức mạnh Lời và hành động của Đức Kitô, hiệp cùng thể lực của Chúa Thánh Thần, thân thể và máu Đức Kitô hiện diện dưới hình thức bánh và rượu.
– Tưởng niệm (Anamnesis): cộng đồng tưởng nhớ cuộc khổ nạn, sự Sống Lại và Lên Trời của Chúa Giêsu.
– Dâng tiến: Giáo Hội dâng hiến lên Thiên Chúa lễ tế tạ ơn; tất cả mọi Kitô hữu được kêu mời tự dâng cuộc sống của họ cho Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần.
– Lời Chuyển cầu: Hiến lễ tạ ơn được dâng lên kết hiệp với toàn thể Giáo Hội trên Trời cũng như dưới đất. Qua đó, chúng ta thổ lộ cho Thiên Chúa tất cả nguyện ước của mình.
– Vinh tụng ca: Vinh tụng ca kết thúc Kinh nguyện Thánh thể bằng một thể thức dâng hiến mình và máu của Đức Kitô cho Thiên Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. Cộng đồng diễn đạt lòng tin và sự đồng ý bằng cách đáp với từ AMEN.
2. THÁNH LỄ CHÚA NHẬT VÔ ÍCH?
Hỏi: Con có bạn bè cho rằng Thánh lễ hằng ngày chẳng ích lợi gì. Có người còn nói chỉ đi lễ một năm 3, 4 lần mà rút tỉa được điều tốt còn hơn là đi lễ mỗi Chúa nhật vì luật buộc?
Đáp: Thái độ đó có thể đúng nếu như Thánh Lễ chỉ là một buổi cầu nguyện tùy ý. Tuy nhiên nó sẽ không có ý nghĩa gì nếu như người đó hiểu được vai trò trọng yếu của «Hiến Lễ Tạ ơn» và bí tích Thánh Thể trong đời sống của một người Kitô hữu.
Luật buộc tham dự Thánh lễ hàng tuần không phải là điều mới mẻ. Đọc lại lịch sử Giáo Hội thời sơ khai trước khi có «Luật Giáo Hội», chúng ta thấy người Kitô hữu thời đó mong mỏi tham dự «Hiến lễ tạ ơn» hàng tuần, một cách nào đó sự mong muốn của họ khẩn thiết hơn chúng ta ngày nay. Vào khoảng năm 150, ông Yustinô đã viết về việc cử hành «Hiến lễ tạ ơn» như sau:
«Ngày gọi là ngày Mặt Trời, tất cả người ở tỉnh cũng như thôn quê, tề tựu lại một nơi: thế rồi người ta đọc hồi ký các Tông đồ, cùng với những trước tác của các Ngôn sứ, dài bao lâu có thể. Khi độc viên đọc xong, vị chủ sự diễn giảng ít lời để khuyên cáo và nhủ dạy phải tuân hành những bài huấn dụ cao đẹp kia. Xong tất cả chúng tôi cùng đứng dậy và cùng nhau cầu kinh lớn tiếng.
Thế rồi… người ta đem bánh rượu và nước tới. Vị chủ tọa cất tiếng vọng lên trời những lời cầu, cùng với vô vàn kinh tạ ơn… Sau đó, đến việc phân phát và chia sẻ những bánh hiến. Sau cùng, người ta còn đem phần về cho cả những người vắng mặt…»
Trong trường hợp một thành viên cố ý vắng mặt trong buổi phụng vụ Tạ ơn hai ba lần liên tiếp, người đó kể như không còn là thành viên của Giáo Hội nữa. Nếu điều này có vẻ nghiêm khắc thì rõ là các tín hữu thời sơ khai đã tin điều gì đó ở Thánh lễ mà chúng ta đã đánh mất qua nhiều thế kỷ. Ầối với họ, không phải là vấn đề phạm tội trọng khi không tuân giữ luật buộc tham dự Thánh lễ, nhưng họ cho rằng người cố ý vắng mặt thực sự đã không hiểu và tin tưởng Thánh lễ là gì và do đó đã vắng mặt liên tục.
Ngày nay Giáo Hội giúp chúng ta tìm lại xác tín sau đây: Hy tế vào bàn tiệc Thánh Thể tức là tham dự vào hiến lễ của Chúa Kitô dâng lên Thiên Chúa Cha, và cùng nhau chúng ta lãnh nhận Mình Máu Thánh Ngài khi rước lễ. Đó là chìa khóa và là cách thức thiết yếu mà Ầức Giêsu có ý định dùng để liên kết mọi người vào với Ngài và thâu nhận họ vào gia đình của Ngài cho đến tận thế.
Nói cách khác, Thánh lễ trên hết là nơi chúng ta học tập tinh thần và sứ điệp của Chúa Kitô. Qua việc nghe Lời Chúa, qua ngôn ngữ và cử chỉ trong phụng vụ Thánh Thể, chúng ta tiếp tục tỏ ra như là chi thể của Ngài. Vì Ngài, chúng ta nhận ra ai là anh em và cam kết sống với nhau trong sự khích lệ và tương trợ. Hiểu theo nghĩa rộng này, thì ngay cả trong một nhà thờ đông 500 người, sự có mặt hay vắng mặt của một người ảnh hưởng thật sự đến mọi người kể cả của chính đương sự.
Nếu nói về Thánh Lễ như thế mà bị coi là xa lạ thì thật đáng tiếc; có lẽ đó là một trong những giá phải trả một khi chúng ta xem việc bỏ lễ Chúa nhật như một tội trọng. Sự thật là ngay khi cả không có một luật buộc nào thì chúng ta vẫn được kêu gọi phải có mặt trong phụng vụ tạ ơn «ngày Mặt Trời», chỉ vì ta là một thành viên của gia đình Chúa Kitô. Chúng ta là một Kitô hữu.
Những bài như thế này phải là dân chuyên môn mới viết được. Xin tác giả trích dẫn thì cho biết xuất xứ. Còn nếu bài sưu tầm thì xin cho biết nguồn. Đọc xong, không biết xuất xứ, không biết tác giả, hay nguồn nào. Buồn !