Theo bạn, có nên chấp nhận HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH!!??

Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, năm 2000, nhân loại đã phải đối đầu với nhiều thách thức mới, trong đó có hôn nhân đồng tính. Và cấu trúc gia đình không còn tuân theo quy chuẩn mẫu mực: 1 nam + 1 nữ để sinh con đẻ cái. Mà theo một hệ thức mới: Gia đình = 1 Nam + 1 Nam # 1 Nữ + 1 Nữ. Dĩ nhiên, mô hình gia đình này sẽ thể không tạo ra sản phẩm = con cái được.

Điều này, có vẻ không bình thường đối với con người. Vì xưa nay, con người vốn quen với công thức gia đình: 1 nam + 1 nữ để yêu thương và sản sinh ra con cái.

Thế giới lại phải đối diện với hôn nhân đồng tính?

Châu Âu tiên phong trong hôn nhân đồng tính. Vào ngày 1/10/1989, lần đầu tiên trên thế giới, một số cặp đôi đồng tính nam ở Đan Mạch đã tiến hành kết hôn dân sự. Hà Lan lần đầu tiên cho phép hôn nhân đồng tính, vào tháng 4/2001. Có rất nhiều nước trên thế giới phản ứng chống lại hôn nhân đồng tính, vì họ cho đó lại hiện trạng kỳ dị và quái gở. Nhưng rồi cũng có nhiều quốc gia đồng thuận để chấp nhận hôn nhân đồng tính. Trong đó có 16 quốc gia châu Âu đã tiếp bước chấp thuận hôn nhân đồng giới.

Những quốc gia châu Âu còn lại từ chối công nhận hôn nhân đồng tính sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 2015, thay vào đó chỉ công nhận quan hệ dân sự giữa các cặp đôi thuộc cộng đồng LGBT (cụm từ LGBT là các chữ cái viết tắt của Lesbian (đồng tính luyến ái nữ), Gay (đồng tính luyến ái nam), Bisexual (song tính luyến ái), Transgender (chuyển giới).

Tại châu Mỹ: Canada là quốc gia châu Mỹ đầu tiên cho phép người đồng giới kết hôn vào năm 2005. Năm 2015, Tòa án Tối cao Mỹ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn quốc. Ở Mỹ Latinh, 6 quốc gia cho phép hôn nhân đồng tính là Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador, Uruguay và Costa Rica.

Đài Loan đi đầu Châu Á (Trung Quốc) trở thành khu vực đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Năm 2021 tại Nhật Bản, một tòa án ở phía Bắc Sapporo đã ra phán quyết rằng việc nước này không công nhận hôn nhân đồng giới.

Nam Phi là quốc gia duy nhất trên lục địa châu Phi cho phép hôn nhân đồng tính vào năm 2006. Khoảng 30 quốc gia châu Phi cấm quan hệ đồng tính, trong đó Mauritania, Somalia và Sudan có án tử hình dành cho người quan hệ đồng tính.

Tại Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 kết hôn đồng giới bị cấm. Thì nay Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã cởi mở hơn, kết hôn đồng giới không còn thuộc trường hợp bị cấm. Thay vào đó, Luật mới chỉ quy định: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính (Điều 8).

Theo Wikipedia, năm 2019, trong số 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã có 28 quốc gia/vùng lãnh thổ chính thức công nhận HNĐT

Đó là về mặt xã hội.

Còn Giáo Hội Công giáo thì sao???

Giáo hội Công giáo cho rằng, con người là hình cảnh của Thiên Chúa, “con người có phẩm giá của một ngôi vị, không phải chỉ là một cái gì đó mà là một ai đó” [5,101], thế nên dù là nam hay nữ hay đồng tính cũng là một con người mà “hình ảnh sống động của Thiên Chúa” [5,99]. Giáo hội Công giáo hoàn toàn không lên án người đồng tính, nhưng xem họ là những đứa con cần yêu thương hơn trong lòng Giáo hội là Mẹ của tín đồ. Sách giáo lý số 2358 đã nói lên tinh thần này: Chúng ta phải đón nhận họ với lòng tôn trọng, thông cảm và tế nhị, tránh đối xử bất công. Cả những người này cũng được mời gọi thực hiện ý Chúa trong cuộc sống” .

Tuy nhiên, với nhiều lý do tín lý… hôn nhân công giáo đã không thừa nhận hôn nhân đồng tính. Bởi hôn nhân công giáo, chỉ chấp nhận 1 nam + 1 nữ. Mục đích của hôn nhân công giáo là kết hôn với nhau để yêu thương và sinh sản con cái.

Xét về Nhân bản, những người đồng tính, họ vẫn là những con người như tất cả mọi người chúng ta. Cha mẹ sinh họ ra thuộc giới đồng tính, chứ họ không muốn thế. Họ không có lỗi và cũng không có tội tình gì.

Ở đây, lỗi hoàn toàn do zen khi kết hợp sinh con đã không chuẩn. Nói đúng ra là, tạo hóa đã tạo dựng nên họ như vậy, đành phải buồn chịu. Nhưng xét về thể lý con người, họ vẫn có nhu cầu mưu tìm hạnh phúc cho đời mình. Và hôn nhân đồng tính cũng là nhu cầu chính đáng cho cho họ!!??

Vậy có nên công nhận hôn nhân đồng tính hay không???

Điều này tùy vào ý thức hệ của mỗi người, tổ chức, quốc gia, tôn giáo mà có những cái nhìn khác nhau. Ta không thể bắt buộc người này phải công nhận, hay bắt người kia không công nhận. Thái độ đối thoại trong việc này rất cần thiết, tránh các thái độ thái hóa đi quá mức ở những trạng thái lên án gắt gao, hay chống đối một cách bạo động.

Chém Gió

 

Check Also

20 Năm trời cách biệt – Nguyễn Thị Hường, Thầm lặng với một cõi riêng!!!

Viết tưởng niệm cho thầy và các bạn xong… đến lượt bạn Nguyễn Thị Hường, …

Đã có một thời, người dân ta phân biệt “Ngặc Bươi” 54 và 75!!!

           Nhắc lại một thời quá vãng, nghe chuyện xưa mà …