Một câu khẩu hiệu gây tranh luận: Đem Chúa vào đời!!!

     Đây là một câu khẩu hiệu nằm ở phía sau cổng chính lối vào Thánh đường GX chúng ta. Cổng này được Giáo họ Giuse thiết kế và xây dựng. Có lẽ, cả GX chúng ta không mấy ai quan tâm về ý tứ chữ nghĩa  của câu này, để đặt ra câu hỏi: Câu này xuất xứ từ đâu để Giáo họ Giuse đưa lên cổng chính phía sau? Ngữ pháp và ý nghĩa của câu này đem đặt lên đó có ổn không?

       Điều này tình cờ tôi phát hiện ra khi đi lễ hai sáng Chủ Nhật…ra xem trận thi đấu bóng đá Giải Mùa Xuân… Bởi vị thế của nó đập vào mắt tôi hàng chữ: “Đem Chúa vào đời”. Tôi thấy câu này, ý nôm na ai cũng hiểu được. Nhưng để chỉnh với mạch văn thì có điều gì không ổn. Tôi vào chuyện trò với cha Phó Đa Minh, chính cha phó thường ngày cũng không để ý tới, bây giờ mới biết. Nhưng rồi cha chỉ cười: Có lẽ, phân câu chiết tự câu này thì chưa chuẩn, nhưng chung chung thì ai cũng có thể hiểu được ý chủ lực của nó là đủ rồi.

Tôi có phần yên tâm để không vào hỏi cha chính. Thời gian trôi qua, tưởng đã lãng quên. Bỗng hôm có mấy người miền Bắc vào ăn giỗ, sau khi tham quan cảnh quan khuôn viên GX, họ khen: chưa thấy GX nào thiết kế và xây dựng khuôn viên GX đẹp, khang trang vào quy cũ như GX Châu Sơn. Nhưng rồi bỗng mấy chú em hỏi tôi câu: Đem Chúa vào đời, ngoài Bắc bọn em chưa bao giờ nghe, thường thì chỉ nghe: Đem đạo vào đời, Đem Tin mừng, hay đem ánh sáng Phúc âm vào đời. Thực tình tôi đã biết trước sự bất ổn của câu này, mà không làm sao lý giải và bào chữa được.

Dẫu biết rằng, ý nghĩa thì na ná nhau nhưng cách diễn đạt như thế thì vô tình tự cho Chúa như một vật thể, một tượng…Nghe ra Chúa của chúng ta bị động, đánh mất sự Thần Thánh linh thiêng, để muốn đưa Chúa đi đâu thì đưa. Trong khi cái ý nghĩa của sự đem đạo vào đời, hay tin mừng vào đời là những tinh chất thành quả của Chúa thì dễ nghe hơn là đem Chúa vào đời.

     Vì thế, khi đưa lên một khẩu hiệu nào, nhất là một khẩu hiệu của một GX, chúng ta nên ý tứ và thận trọng, tốt nhất là đưa những câu có sẵn để trích đoạn xuất xứ…, kẻo “bút sa gà chết” như truờng  hợp trên, kẻo người ngoài đánh giá: Chẳng lẽ cả giáo xứ mù cả sao?!

Thiện Tâm

Check Also

20 Năm trời cách biệt – Nguyễn Thị Hường, Thầm lặng với một cõi riêng!!!

Viết tưởng niệm cho thầy và các bạn xong… đến lượt bạn Nguyễn Thị Hường, …

Theo bạn, có nên chấp nhận HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH!!??

Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, năm 2000, nhân loại đã phải đối đầu …