Phàm làm đàn ông, chẳng ai muốn mang tiếng với xóm làng là thằng sợ vợ bao giờ. Vì mang tiếng sợ vợ sẽ bị làng xóm chê cười chọc ghẹo và xem ra bị coi thường và có khi còn bị khinh khi thì khó lòng mà ăn nói việc chi với xóm làng. Bởi thằng đàn ông sợ vợ thường tỏ ra nhu nhược, hèn mạt…
“Ôi nói tới thằng đó làm chi, cái đồ sợ vợ ấy mà!!!”. “Thằng nguyễn thị, trần thị đó sợ vợ cụp đuôi như chó kiếp pháo …”.
Đó là cái sĩ diện của đàn ông cần có trong cái tính gia trưởng còn sót lại tàn tích của thời phong kiến.
Đàn ông luôn được xem là phái mạnh, cương nghị, là chủ, là người gia trưởng đầu tàu trong gia đình. Chính nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã phong tặng cho đàn ông là “Thông minh nhất nam tử, yêu vi thiên hạ kỳ” người đàn ông thông minh nên làm điều khác thường trong thiên hạ. Vậy mà bây giờ mang tiếng sợ vợ thì chịu đời chi thấu.
Trong một ấm nước mới nọ, có một tráng niên thuộc loại sợ vợ kinh niên, luôn bị xóm đưa ra đàm tiếu trêu chọc. Một bữa nọ, quá bức bối, anh này mới nỗi khùng lên tố ngược: Đứa nào bảo không sợ vợ chỉ là bốc phét!! Láo! Láo cả lũ!!!
– Thằng H…mi bảo mi không sợ vợ, rứa bữa trước mi đang đánh bài, chộ mặt vợ sang, mi lẻn cửa sau về, chẳng sợ vợ sao lại tẩu lẹ vậy???
– Thằng N…mi nói mi đếch sợ vợ, rứa mà bữa mi nhậu khướt, vợ bảo về là mi lót ngót về, như chó cụp đuôi đó…
– Thằng T…mi cũng ta đây không sợ vợ, răng bữa vợ bắt mi quả tang lấy trộm mớ tiêu mắng xối xả, mặt mi tái mét rồi lĩnh luôn. Răng mi không lên giọng hùng hổ nạt vợ đi: của tau làm ra, tau có quyền lấy…
Quả là anh chàng đó nói không sai đâu các bạn ạ! Thằng đàn ông nào cũng ít nhiều đều có máu sợ vợ cả. Chuyện kể, sơ ông Bảo Đức ở ngoài Thọ Ninh quê ta, con người táo tợn, ăn to nói lớn, ra đời ngang ngược thằng nào cũng khiếp nể, chẳng thằng nào dám hó hé với ông ấy. Vậy mà về nhà sợ vợ một phép. Đi uống nước đêm về khuya, phải rón rén dỡ rèm lên thật nhẹ, để lén vào giường ngủ, kẻo lệnh bà dậy thì nguy to. Có bữa vừa dỡ rèm lên, bà nghe được dắng hanh a hèm một tiếng, ông phải cầu tài: tui đi đấy vô đây mà bà! Không biết chuyện hư thực ra sao, nhưng có tiếng đồn khắp Thọ Ninh.
Nghĩ cũng lạ! Tại sao đàn ông lại sợ mang tiếng hại vợ kia chứ!?? Mà sợ vợ mình chứ có phải sợ vợ hàng xóm đâu mà sợ nhục nhã.
Một hôm tại ấm nước nọ, gặp mấy mệ đàn bà không phải dạng vừa tranh cãi với cánh đàn ông. Kiểu trứng có trước vịt, hay vịt có trước trứng. Cánh đàn ông: theo thánh kinh thì đàn ông có trước đàn bà. Cánh đàn bà đối lại: Khi Chúa sinh ra trong đàn ông đã có đàn bà rồi. Chẳng thế mà Chúa lấy cái xương sườn nơi đàn ông để tạo dựng nên đàn bà…
Có ông lại nói:
– Đàn ông khi nào cũng trên đàn bà.
– Căn cứ vào đâu mà nói trên dưới. Muốn biết trên hay dưới thì phải lấy mặt trời làm gốc cho có khoa học.
Các ông tưởng bở mở cờ:
– Lấy mặt trời làm gốc thì đàn ông cũng trên đàn bà mà…
Các bà không vừa:
– Nếu lấy mặt trời làm gốc trên dưới thì đàn bà là ở trên đàn ông, vì ban đêm mặt trời ở bên kia trời tây, sau lưng đàn bà, thế đàn bà chẳng trên đàn ông là gì??
Thấy các bà lý sự cùn mà có lý, các ông bí quá, bèn cả vú lấp miệng em:
– Lịch sử thế giới xưa nay cho thấy đàn ông luôn nắm quyền lực trong tay.
– Nói chi thì nói, mọi thằng đàn ông trên thế gian này, dù là thánh nhân, hiền triết, vĩ nhân tài năng siêu phàm đến bậc nào, cho đến dân đen cũng đều phải qua trôn đàn bà cả đấy!
Đến lúc này thì cánh đàn ông đều phải ngọng mồm, vì một sự thật, một chân lý không có chi lấn được.
Tức quá, có ông bảo: vậy bây giờ thi tè, xem đàn ông hay đàn bà tè xa là người đó thắng cuộc. Các bà không ngại và ra điều kiện: cấm các ông không được cầm chim, và đàn bà được quyền ngồi tè.
Các ông hí hửng, chắc phen này cánh đàn ông thắng chắc!
Hóa ra khi vào cuộc thi, dù ở tư thế nào thì giọt tè của đàn ông cũng chỉ ở ngay dưới chân, còn đàn bà thì tè được cả nửa mét ấy chứ! Có lẽ, câu chuyện này chỉ là tếu táo để phụ họa cho chuyện đàn bà hơn đàn ông mà thôi.
Xem ra, đàn ông cãi lý cũng thua mà thi đấu cũng thua đàn bà tất tần tật…
Vậy chúng ta thử tìm hiểu tại sao người đàn ông thường sợ vợ…
Xem tiếp hồi sau sẽ rõ
Chém Gió