LẠI BÀN VỀ ĐÁM CƯỚI.

LẠI BÀN VỀ ĐÁM CƯỚI.

Đọc bài “Tản mạn về đám cưới” của Vĩnh Căn. Tôi rất đồng tình với tác giả về việc chúng ta cần phải giản lược danh sách mời người dự đám cưới, không mời rộng rãi, tùy tiện và  “dễ dãi” quá!!!

 Tiếp nối và bàn thêm,với tinh thần cùng nhau sẵn sàng đổi mới để bỏ đi những thói quen giữ lễ này, tiệc nọ…mà nay không còn ý nghĩa, mục đích gì nữa cả! Chỉ sinh mất công, tốn kém tiền bạc cho cả hai gia đình bên trai và bên gái.

*BỎ HẲN LỄ ĐI HỎI( LỄ ĐÍNH HÔN).

Cô dâu chú rễ đã làm giấy hôn thú; vừa được làm lễ cưới tại thánh đường sáng hôm qua hoặc sáng nay. Vậy mà: hôm nay đàng trai đến họ gái dự lễ VU QUY không quên mang theo mâm quả đủ thứ, đủ nghĩa…để ĐI HỎI (XIN ĐÍNH HÔN)!!!.Tôi đã dự lễ Đính hôn kiểu này nhiều lần (3 lần dẫn chương trình) mà chỉ biết thinh lặng cười thầm trong bụng, vì cứ liên tưởng tới trò đùa trẻ con, hay như một trò hề!!!

Thời trước, sau lễ ĐI HỎI còn phải chờ cả một năm sau có khi còn hơn! Hai bên mới tổ chức đám cưới cho con; lễ Đi hỏi đó là cần thiết để hai đứa và hai cha mẹ trung thành với lời hứa tại Lễ Hỏi trước hai họ. Cần là vì hồi xưa do có lắm “ông mai bà mối”; hỏi – gã bán thường do cha mẹ đặt đâu ngồi đó; quyền thế của giàu sang trấn áp nghèo hèn dưới chế độ Phong kiến…

Ngày nay như chúng ta thấy: hai bên trai gái đến với nhau, tìm hiểu nhau, thương yêu nhau, rồi xin cha mẹ cho cưới là hoàn toàn do hai đứa. Cha mẹ chú rễ chỉ việc đến “Nói chuyện” với cha mẹ cô ấy và không quên xin định ngày ĐI HỎI, thường sau lễ hỏi chỉ vài tháng sau, lâu lắm là dăm tháng là đám cưới.

Chỉ là nghi thức trước vài ba tháng, họa hoằn nếu có thì cũng chẳng mấy khi xảy ra trường hợp bỏ nhau! Cho nên tôi xét thấy cái gọi là”LỄ HỎI”là không cần thiết nữa, mà chỉ gây phiền hà cho nhau, cả hai nhà đều tốn kém tiền bạc, trong lúc phải lo xoay xở tiền bạc cho đám cưới sắp tới. Vậy chỉ xét còn một việc cần sau ngày “Đi nói chuyện”đó là: cha mẹ chú rễ mang một số tiền đến cho cô dâu tương lai để mua sắm quần áo, nữ trang lặt vặt…là được.

Vợ chồng tôi đã 4 lần đón cha mẹ con rễ đến “nói chuyện” tất nhiên có phần xin đi hỏi. Chúng tôi đều nêu tinh thần bãi bỏ như đã nói. Nhưng  cả bốn cha mẹ trai đều xin được Đi Hỏi với lý do lần cuối cùng, là trai trưởng, rằng anh sao em vậy….Chúng tôi đành đồng ý với yêu cầu một “tiểu đội” thôi!

Cho nên, để tạo điều kiện dễ dàng cho nhau, hai bên nên đồng thuận dẹp bỏ cái gọi là ’Lễ Hỏi”. Cha mẹ đàng gái đã đành, mà cha mẹ đàng trai xét ra phải đi đầu trong đổi mới chứ đừng vin vào giữ sĩ diện, cứ nghĩ rằng con tôi và phía nhà tôi có bề thế về kinh tế giàu có, về thế này…thế nọ…

Không chỉ khi hai bên cùng trong làng mới bỏ Lễ hỏi mà ngay cả đàng trai ở xa cũng vậy! Họ đồng đạo hay khác đạo mà họ là “khách” nên bên chúng ta cần phải chủ động.

*CẦN GIẢN LƯỢC SỐ NGƯỜI ĐI ĂN CƯỚI/ ĐI ĐƯA DÂU.

Tình trạng mời người đi đại diện này, tôi để ý là chúng ta vẫn “bị” nhiều đấy, khi xét những trường hợp nào là mời bạn cha, bạn mẹ, bạn con, thậm chí bạn của anh, của chị nữa, rồi bạn kết nghĩa này nọ…Chung cuộc chỉ thêm khổ cho nhau thôi: bên trai đi HAI thì gái đi lại BỐN, NĂM..lo gì! Cho nên cần đổi mới: chọn lựa người đi cho chính đáng; Bên gái đưa dâu cần xét theo họ hàng; nên bỏ lệ cứ phải gấp hai …

  Thứ đến là cần giảm bót số người mời ở  buổi chiều vào đám:

Hồi xưa chủ đám phải lo đủ thứ ở ngày vào đám: nào phải mượn vật liệu mượn người chở về cho đủ cột, đà, đòn tay, tôn, đồ nặng làm rạp hôn trường; bục kệ “sân khấu”; chái nấu nướng. Mượn toàn bộ bàn ghế; chén bát nồi niêu xoong chảo…Hồi đó nhiều nhà còn tự nấu nướng nên phải mượn đủ số chị em con cháu nhiều ít dựa theo số mâm dọn tiệc chính ngày mai;công việc…và…Cho nên phải mời người giúp rất nhiều! Nhưng nhiều lắm cũng chỉ từ 20 đến 25 mâm . Còn ngày nay: Chúng ta cùng mừng chung cho nhau: trải qua vất vả nay cầm sung sướng trong tay: Mọi thứ đều có sẵn kể cả công lao động, đã có các nhà dịch vụ bao cho cả; chủ nhà chỉ cần chi một số tiền mà giá cả có đắt đỏ gì đâu? Ngồi chơi, uống nước vào buổi chiều vô đám. Cánh đàn ông chúng ta nay thật sướng! Hầu như chẳng phải làm chi cả! Chỉ thương các bà các chị thôi! ừ: phải “kiếm việc” mà làm nhỉ. Ta đi kiếm nơi với tiến lên, xập xám…chờ cho có loa gọi…Khi mọi người đã ngồi đủ vào mâm, tôi thường có cảm tưởng là một đám cưới chính thức được tổ chức buổi chiều vì đông những 15 đến 25 mâm!!Cũng đông như đám cách nay hai ba chục năm về trước! Cần phải đổi mới!

Tôi nghĩ: Nếu đám tự nấu chính tiệc thì chiều vào đám của nhà đông họ hàng cũng chỉ nên trên dưới 15 mâm thôi. Bạn bè của cô dâu hoặc chú rễ nên ghi trong thiệp mời dự buổi văn nghệ còn chỉ mời dăm ba bạn thiệt thân dự buổi chiều là được.

Thiết nghĩ nếu mọi nhà đều giản lược đều cả thì còn đâu việc phân bì thua thiệt. Được như vậy tất sẽ dôi được một số tiền không nhỏ để lo thật đàng hoàng cho tiệc chính, kẻo bị khách dự lúc về chê trách; hoặc còn dôi để thêm cho vợ chồng chúng nó có thêm chút vốn làm ăn.    

Thưa quí bạn đọc! tôi cũng chỉ tầm thường như nhiều người trong làng thôi! Nghĩ sao xin góp ý vậy không dám lên lớp đâu!chỉ mong chúng ta luôn kịp đổi mới với con đương trước mắt trong CHÂN-THIỆN-MỸ.

                                              THOAN HÀNH.

                                         

 

 

Check Also

20 Năm trời cách biệt – Nguyễn Thị Hường, Thầm lặng với một cõi riêng!!!

Viết tưởng niệm cho thầy và các bạn xong… đến lượt bạn Nguyễn Thị Hường, …

Theo bạn, có nên chấp nhận HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH!!??

Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, năm 2000, nhân loại đã phải đối đầu …