LẠM DỤNG QUYỀN LỢI BẢO HIỂM, CÓ LỖI ĐỨC CÔNG BẰNG?

LẠM DỤNG QUYỀN LỢI BẢO HIỂM,

CÓ LỖI ĐỨC CÔNG BẰNG?

          BH0Trong một xã hội bất ổn, từ kinh tế, xã hội, giao thông, thực phẩm, dịch bệnh…thì việc mua bảo hiểm là rất chính đáng, để đối phó với lúc eo sèo, ngặt nghèo, tai nạn, bệnh tật…trong cuộc sống, chí ít cũng giảm được 80% chi phí cho sự rủi ro. Có nhiều loại bảo hiểm: Y tế, Nhân thọ, Xe máy, Nhà cửa, Thân thể, Nghề nghiệp…Thông thường ở GX ta, người dân chỉ thích chọn mua bảo hiểm Y tế là thiết thực trong cuộc sống, còn bảo hiểm xe máy, là sự bắt buộc của nhà nước, chứ người dân không có ý thức tự nguyện.
BH2Trong cuộc sống đời thường, rủi ro là khó tránh khỏi, nhưng rủi ro dễ nhìn thấy nhất trong tứ khổ: Sinh, lão, bệnh, tử, là bệnh. Xét ra, bệnh đưa đến tử là gần nhất. Vì thế, người dân quả có lý khi mua bảo hiểm y tế. Có điều, khi đang khỏe mạnh mà bỏ ra hơn nửa triệu đồng (650 ngànVNĐ) đóng bảo hiểm thì cũng xót lắm! Thế nên dân ta thường mua bảo hiểm theo kiểu “đạo hồi hồi”. Khi nào phát ra bệnh trầm trọng: huyết áp, tiểu đường, mỡ trong máu, ung thư, siêu vi B, Sinh đẻ…Rõ ràng mua bảo hiểm theo kiều đạo “Hồi hồi” như thế, Nhà Bảo Hiểm chết chắc, bù lỗ là có. Mà mua bảo hiểm rồi, nếu lỡ không đau ốm, bệnh tật, vợ cũng bắt đi khám dăm ba lần cho lời tiền đóng bảo hiểm. Nếu lỡ, Bổn Lẽ Cần Địa Phận Vinh hỏi chúng ta: Những người lạm dụng quyền lợi Bảo hiểm cho mình như thế, hỏi có lỗi đức  công bằng? Tôi chắc rằng, chẳng nhà đạo nào mà dám trả lời câu hỏi này. Nhưng trước khi trả lời câu hỏi trên, tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu ý nghĩa của việc mua bảo hiểm, được chia sẻ trên mạng:
Bảo hiểm là gì ? 
BH3Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một qũy chung và từ qũy chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. 
Tại sao phải đi mua bảo hiểm ? 
Mua bảo hiểm thực chất là mua sự an tâm, là đổi lấy cái sự không chắc chắn có khả năng xảy ra thiệt hại bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp bằng tài chính. 
    Bảo hiểm tuy không thể đem đến cho gia đình bạn hạnh phúc, nhưng ít nhất có thể đem lại sự đảm bảo cuộc sống ổn định cho bạn. 
Những lúc bình an, “Bảo Hiểm” là những tờ giấy vô tri, nhưng khi có sự cố bất ngờ, những tờ giấy ấy chính là số tiền bạn cần. Nó như 1 phép màu kì diệu, biến nhỏ thành lớn, biến trăm thành hàng nghìn trong những hoàn cảnh cấp bách. 
         BH4 Với những chia sẻ về mục đích mua bảo hiểm trên, cho chúng ta câu trả lời: Chắc chắn mua bảo hiểm là mua sự an sinh trong cuộc sống.
Trở lại câu hỏi trên, “Những người lạm dụng quyền lợi Bảo hiểm cho mình như thế, hỏi có lỗi đức công bằng chẳng?”. Xét về công bằng giao hoán xã hội: Thuận mua vừa bán, tôi mua bảo hiểm, tôi có quyền đi khám bệnh, kể cả khi tôi không có bệnh, ngay cả nhà bảo hiểm cũng chẳng có quyền hạch sách tôi: “Tại sao không có bệnh mà anh lại lạm dụng đi khám bảo hiểm?”. Trong hợp đồng của nhà bảo hiểm cũng không cho như thế là sai trái. Xét về mặt xã hội, người mua bảo hiểm có quyền sử dụng bảo hiểm bất cứ khi nào. Nhưng khi chúng ta xem lại mục đích của mua bảo hiểm: “Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít người cho cả cộng đồng, những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một qũy chung và từ qũy chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra”. Xem ra, chúng ta đã lấy phần hơn về mình khi sử dụng hết tiền bảo hiểm của chúng ta, lại còn sử dụng qua tiền bảo hiểm của kẻ khác khi không cần thiết, như vậy thì đâu có công bằng. Xét về mặt tôn giáo, chúng ta đã lỗi đức ái. Có người bảo: tôi chỉ có liên quan với nhà bảo hiểm, chứ chẳng có liên quan đến với những người mua bảo hiểm khác, mà nhà bảo hiểm không quy trách nhiệm cho tôi, là an tâm rồi. Nếu ai cũng lạm dụng quyền bảo hiểm như bạn, liệu nhà bảo hiểm có thể tồn tại được chăng? Thực ra, nhà bảo hiểm cũng chỉ là nhân tố trung gian, hoạt động bảo hiểm với mục đích nhằm huy động nguồn vốn của cộng đồng, lấy tiền của người khỏe mạnh hơn để bù đắp cho những người gặp rủi ro, tai ương hoạn nạn, chứ nhà bảo hiểm đâu có đẻ ra tiền, để lo cho hết mọi người khi gặp rủi ro.
BH5Tóm lại, những người lạm dụng quyền Bảo hiểm để vụ lợi cho mình như thế, chẳng những lỗi đức ái, mà còn lỗi công bằng nữa, vì chính bạn đã đánh cắp phần của người khác! Chúng ta đừng nghĩ rằng: sống không vi phạm pháp luật là lương tâm chúng ta yên ổn, không vướng mắc với ai. Liệu chúng ta có thể vô tâm trước những người khốn khổ chịu thiên tai bão lụt? Liệu chúng ta có thể làm ngơ trước sự áp bức của những kẻ tàn bạo với người dân đen mà lương tâm chúng ta hoàn toàn vô cảm được sao? Đạo đức mời gọi làm điều thiện sâu xa trong tâm hồn của con người, chứ không phải là những thứ quy định luật lệ cứng nhắc bên ngoài.
Có lẽ, nhiều người nghĩ rằng, tôi là người bán bảo hiểm, nên mới ra sức bảo vệ nhà bảo hiểm: ăn cây nào rào cây ấy mà lị!? Thực ra, tôi chỉ nói lên góc độ lương tâm của một người Công giáo mà thôi!! Xem ra, làm một người Công giáo chân chính không dễ phải không các bạn.
BH6Còn các bạn, các bạn nghĩ gì khi mua bảo hiểm? Và sự lạm dụng bảo hiểm đó, theo các bạn có lỗi đức công bằng?
Đoàn Hư TrúcBH7

Check Also

20 Năm trời cách biệt – Nguyễn Thị Hường, Thầm lặng với một cõi riêng!!!

Viết tưởng niệm cho thầy và các bạn xong… đến lượt bạn Nguyễn Thị Hường, …

Theo bạn, có nên chấp nhận HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH!!??

Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, năm 2000, nhân loại đã phải đối đầu …