Tim ngừng đập phải làm sao…?!
1 bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người.
LÀM SAO ÐỂ SỐNG QUA CƠN ÐAU TIM KHI BẠN Ở 1 MÌNH Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập loạn nhịp, yếu. Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải. Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ còn 10 giây nữa họ sẽ ngất. Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho thật mạnh, thật dài và thật sâu (như khạc đờm từ sâu trong ngực). Ðồng thời, trước và xen kẽ mỗi cơn ho người bệnh hít 1 hơi thật sâu.
Người bệnh cần lặp lại hít thở sâu và cơn ho như trên mỗi 2s, chỉ dừng lại cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường và người có thể giúp đỡ đến.
Hít thở sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường và mỗi cơn ho dài, mạnh, sâu giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông.
1 bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người.
Những triệu chứng
Tác Giả
Triệu Minh
Nam giới thường ít quan tâm đến tình trạng sức khoẻ, nếu đó không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhức đầu, sổ mũi, đau tay, đau chân…: chỉ vài viên thuốc cảm, thuốc trị đau nhức cũng đủ giải quyết. Tuy nhiên, có đôi lúc những triệu chứng tưởng chừng vô thưởng vô phạt, như chảy máu cam, đau đầu gối, mụn… lại là dấu hiệu cần quan tâm hơn nhiều. Sau đây là tóm lược mấy triệu chứng không nên coi thường:
Chảy máu cam
Bị chảy máu cam là vì các mạch máu nhỏ trong mũi có những vết nứt li ti, chảy ra ngoài vì bị áp suất cao.
Nếu không biết rõ nguyên nhân, nên xin đo huyết áp. Hoặc mua máy để đo tại nhà: Số đo khoảng giữa 120/80 và 139/89 là tiền cao huyết áp (prehypertension), 140/90 hoặc cao hơn là cao huyết áp thực sự, cần điều trị.
Mỗi sáng nên dùng oatmeal có thêm flaxseed (hạt lanh). Linolenic acid trong hạt lanh có thể làm giảm huyết áp. Ăn nhiều chất xơ (fiber) cũng giảm được tới 3 điểm trên số đo.
Cổ họng sưng
Nuốt thực phẩm đúng là một cực hình khi cổ họng bị sưng, nên nam giới thường tìm uống thuốc trụ sinh tuy chưa có bằng cớ là do vi khuẩn gây ra. Nhưng đa số lại chần chờ không hành động gì, bất kể đau tới đâu và đau bao lâu. Thái độ đó không thích hợp, nhất là khi đau lâu hơn ba ngày và làm thay đổi giọng nói. Hai triệu chứng đó có thể là dấu hiệu chứng cổ họng bị nhiễm khuẩn liên cầu (strep throat) cần chữa trị.
Nếu sự nhiễm trùng nằm sâu tới hạch amiđan, những cục u bạch huyết và các mô chung quanh có thể mưng mủ, không lấy ra được nên có thể chặn đường không khí làm cho khó thở.
Trường hợp này bác sĩ dùng miếng gạc thấm vào cuống họng để thử nghiệm antigen (kháng nguyên), có kết quả sau vài phút, nhưng chỉ đúng khoảng 88%. Một cách khác là thử đàm, cho kết quả chính xác hơn (95%) nhưng cần từ 1 đến 2 ngày. Khi bị nhiễm khuẩn liên cầu, thường được chữa trị bằng trụ sinh Penicillin. Nên yêu cầu cho thêm corticosteroid prednisone. Dùng thêm thuốc này giảm đau tới 33% hơn người không dùng.
Đau chân
Đau tim khởi đầu nhiều khi không phải tức ngực mà là đau cẳng chân, vì những mạch máu ở chân bị mảng plaque chặn. Chứng này là PAD (peripheral arterial disease), có thể tìm ra bằng siêu âm (Doppler ultrasonography). Nếu thấy các động mạch bị hẹp lại và chưa có nguy cơ tức thời, bác sĩ có thể cho thuốc hạ cholesterol, thuốc tăng dòng máu chảy (như Cilostazol) và khuyến khích tập thể lực. Để ngừa PAD: bỏ thuốc lá, bỏ ăn chất béo (transfat), uống nhiều nước cam để tăng mức độ HDL cholesterol (tốt), dùng thêm 400 microgram folic acid mỗi ngày. Acid này làm giảm nguy cơ bị PAD.
Mụn
Mụn thường là nơi tiềm ẩn nguy cơ cho sức khoẻ. Thoạt nhìn, mụn không có vẻ gì độc hại, nhưng có thể là một hình thức ung thư da tiến triển chậm chạp gọi là basal-cell carcinoma (ung thư biểu bì). Soi đèn vào mụn loại này thấy nó có vẻ long lanh như hạt trai, và những mạch máu nhỏ li ti chạy vào cục u nhỏ bên dưới.
Nếu mụn xuất hiện rồi mãi không tan, đừng bóp cho bể ra (làm thế dễ lây lan) mà nên nhờ một y sĩ chuyên về bệnh da khám xét. Chứng ung thư biểu bì nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi đến 95%. Thường dùng dao mổ, hoặc vừa cạo vừa đốt (sẽ để lại thẹo). Một cách khác là dùng tia laser đốt liên tục (Nd:Yag laser) vừa công hiệu vừa ít để lại dấu vết.
Giộp da
Phồng da do giày cọ xát bàn chân là dấu hiệu cần thay giày mới, không hại gì cho sức khỏe. Nhưng nếu chỗ giộp da nằm giữa các ngón chân do bệnh lở bàn chân (athlete’s foot) thì cần điều trị. Chỗ giộp da thường nứt nẻ dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Vừa thấy dấu hiệu lở chân, hãy dùng ngay kem Lamisil (không cần toa) xức ngày 2 lần. Trước khi thoa kem lần 2, nên ngâm chân vào dung dịch nước ấm pha muối Epsom khoảng 20 phút. Muối giúp hút hơi ẩm khỏi vùng bị nhiễm, là môi trường sinh sản của nấm. Nếu không bớt sau hai tuần áp dụng, có thể xin cho thuốc Ciclopirox gel, giúp loại trừ gốc của nấm và vi khuẩn.
Sưng đầu gối
Sau khi vận động mạnh, đầu gối thường đau nhói, có khi kêu rạo rạo… là chuyện thường. Nhưng nếu cơn đau lâu hơn 2 giờ, có thể là dấu hiệu của chứng viêm khớp xương (osteoarthritis).
Cắt bớt thời gian vận động để xem có thể cơn đau là do tập luyện quá mức hay không. Chụp X-quang là cách tốt nhất để phát hiện chứng osteoarthritis, hình chụp sẽ cho thấy có mất sụn ở khoảng giữa các khớp xương hay không. Nếu không, có thể điều trị bằng châm cứu, hiệu quả giảm đau tới 40%. Nếu khớp xương vẫn tốt, có thể giảm đau bằng cách đắp nước đá sau mỗi lần vận động. Một cách đề phòng bệnh viêm khớp xương là giảm cân. Cơ thể giảm 11 lbs có thể làm giảm rủi ro bị bệnh này tới phân nửa.