Một thời sung sướng,
nhìn lại một thời khổ đau
Cả làng Châu Sơn nhà nhà dùng điện đã sướng lắm rồi! điện dùng cho trăm việc điều đó ai cũng biết.
Thế còn những nương rẫy cà phê, hồ tiêu và vườn cây ăn trái từ nơi gần làng cho đến rẫy xa những trên mươi mười lăm cây số . . . kể từ những năm đầu khi được nhà nước cho tư nhân hóa trồng cà phê ở đầu thập niên 80. Để tưới được dăm ba lượt cho mỗi mùa nắng thì dân ta dùng những cách tưới nào, sướng khổ gian truân ra sao? Chỉ mới 3 năm – để đến hôm nay dù rẫy gần hay xa đã có đến 90% được tưới bằng lưới điện quốc gia vừa rẻ, điện năng mạnh, có liên tục, lắm tiện lợi kèm theo. . . thật rõ sướng!
Đất rẫy cà phê của người Châu Sơn may ra chỉ có 30% diện tích được lấy từ suối, hồ hay giếng đủ nước mà rất cạn ( < 10m ). Diện này thật sướng, khỏe… vì chỉ cần đặt máy bơm gần kề là được tưới no nê. Vậy 70% diện tích còn lại phải lấy nước giếng sâu những 20m, 30m thậm chí có nơi > 40m. Có nhiều giếng nước ít phải chờ lâu. Tôi nhẫm tính chia ra hai giai đoạn:
Giai đoạn 1982-1995: Thời thời kì cực khổ đến khổ. Nói đến tưới là phải có máy nổ! Thời kì này máy nổ đã hiếm lại toàn máy cũ! Máy xăng nhiều hơn máy dầu! Công suất cũng chỉ từ 3,4 cho đến mười, mười hai ngựa là cùng! Phụ tùng cũng hiếm mua bán đều bằng vàng. Xăng đắt hơn gaso dầu những 3,4…lần. Đinamô và mô tơ cũng vậy: đều đồ cũ!
Cái khó ló cái khôn! Đào thêm hầm phụ, giếng phụ để hạ máy xuống cho tận mặt nước. Có những giếng phụ sâu gần 20m! Gặp máy cũ sau khi nổ, khói bốc lên mù mịt cả hầm thì phải lo leo bên giếng mà lên. Có đôi nhà phải cho máy nổ ở trên rồi từ từ hạ xuống! máy xăng cũng hạ, máy dầu cũng hạ. Mỗi lần hạ xuống, đem lên rõ khổ, nên lắm nhà khi máy bị hỏng thì rã máy dưới hầm sửa luôn.
Một số gia đình mua được “củ gừng” tuy không phải hạ máy xuống nhưng khi vận hành thì cứ 10 phần nước hút lên lại phải chạy mạnh công suất mới được! Bống dưng một sang kiến từ đâu đến? của Việt Nam hay nước ngoài? chạy CUROA BẢN loại này chỉ hợp với máy dầu (có lẽ chậm tour hơn). Máy đặt cách giếng một vài mét, dây curoa nhỏ vận hành một hệ thống: nào giàn, nào buli, bản to nhỏ đũ cỡ để làm chạy một sợi curoa bản cũng đủ loại to, nhỏ mềm, cững… Giàn kia có bơm được đem xuống đóng sát mặt nước. Khổ đầu tiên khi nước tụt xuống dăm bảy mét lại phải hạ giàn bơm xuống theo, có những giếng đặt ở độ sâu trên dưới 25m! Khổ nhất khi chạy bị lột dây curoa! Có nhiều kẻ chỉ mới 4,5 giờ sáng hoặc 8,9 giờ tối vẫn phải xuống giếng để ráp lại. Curoa bản được cái lợi nước lên mạnh, đỡ hao dầu. Ớn nhất là cảnh chạy curoa bản để đào giếng: Tuy hệ thỗng được nép vào một rãnh khoét dọc thang giếng, nhưng đang xay nghiền họ vậy!
Gần những năm 1995-2010: Máy dầu và Đi-na-mô Trung Quốc ồ ạt nhập về. So với máy Nhật thì vừa mới, vừa rẻ, công suất lên tới trên 20HP… thế là curoa bản được bỏ dần rõ rệt. Riêng Mô-tơ có nguồn từ nhiều nước như Đài Loan, Bê-la-rút, Ý, Trung Quốc và Việt Nam… Khoảng 10 năm đầu Mô-tơ loại treo là chính. Nó có cái phiền là phải túc trực nơi giếng mà hạ dần xuống rồi sau tưới lại lo trục cao lên vì bị ngập dễ bị cháy môtơ. Dăm bảy năm trở lại đây: Mô-to chìm được thay hầu hết cho loại nổi: Cho nằm dưới đáy là xong.
Cuối năm 2010: Vùng “cầu 5 – thôn 7” còn gọi là “nông trường mít” đầu tiên dùng lưới điện quốc gia thay máy nổ? Rất thành công: trên 200Ha! Thế là nhiều khu vực khác qua năm sau đều dùng điện nhà nước. Hiện tại đã có đến 90% rẫy cà phê, thanh long, hồ tiêu… của dân làng ta dùng mạng điện này, giá thành rẻ chỉ ¼, 1/5 so với dầu. Điện thế mạnh và có điện tương đối thường xuyên, nên là lúc tưới ở lại, còn mang cả tivi, giàn karaoke, các tiện nghi khác nữa… Có điện mạnh, hai năm nay lại chuyển từ cầm vòi nước “tưới dí” sang tưới bằng bét! “Rô-bốt tưới nước cho cây trồng”
Tin chắc rằng: Tiến bộ và văn minh không ngừng được nâng cao theo thời gian! 10 năm! 20 năm sau! Sẽ có những phương cách giúp sung sướng hơn cho bà con!
Mùa tưới 2013 – Phạm Thanh Hoàn